Uống không đủ nước ảnh hưởng lên huyết áp như thế nào?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Tình trạng thiếu nước của cơ thể là do bản thân bạn không uống đủ theo nhu cầu hằng ngày hoặc một tác nhân nào đó khiến bạn mất nước quá nhanh mà chưa thể bổ sung kịp thời. Khi cơ thể mất nước ở mức độ nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng bằng cách gây ra các vấn đề cho thận, tim mạch. Theo các chuyên gia, tình trạng thiếu nước cũng có thể gây nên những nguy hiểm tiềm tàng cho huyết áp.

Ảnh hưởng đến huyết áp?

Huyết áp ảnh hưởng bởi thể tích máu lưu thông trong hệ tuần hoàn. Tình trạng cơ thể không đủ nước có thể ảnh hưởng đến huyết áp bằng cách gây tăng lên hoặc hạ huyết áp.

– Thiếu nước làm hạ huyết áp: việc thiếu nước có thể khiến cơ thể giảm thể tích máu, dẫn đến giảm khối lượng máu tuần hoàn trong cơ thể. Khi lượng máu tuần hoàn giảm, áp lực máu trong mạch cũng sẽ giảm, gây nên tình trạng hạ huyết áp. Nếu huyết áp của cơ thể giảm quá thấp, máu sẽ không cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho tất cả các cơ quan và cơ thể có thể trải qua tình trạng sốc.

– Thiếu nước làm tăng huyết áp: những nghiên cứu về khả năng làm tăng huyết áp khi uống không đủ nước vẫn đang được nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng tình trạng thiếu nước có khả năng kích thích hoạt động một loại hormone có tên vasopressin.

Vasopressin là loại hormone được vùng dưới đồi trong não tiết ra nhằm đáp ứng hiện tượng ưu trương của máu (áp suất thẩm thấu cao). Theo đó, khi cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến máu bị cô đặc, trong khi lượng các chất hòa tan trong máu giữ nguyên dẫn đến tình trạng máu ưu trương. Để đáp ứng tình trạng này, thận sẽ tăng cường tái hấp thụ nước bằng cách tái hấp thu nước từ nước tiểu, và dưới tác dụng của vasopressin sẽ giúp “thắt” các tiểu động mạch và tăng sức cản máu ngoại biên, kéo theo tình trạng tăng huyết áp của cơ thể.

Một số ảnh hưởng khác của tình trạng thiếu nước

Ngoài tác dụng thay đổi huyết áp, tình trạng thiếu nước của cơ thể cũng có thể gây nên một số triệu chứng khác. Bạn sẽ có thể cảm thấy những triệu chứng này trước cả khi gặp phải sự thay đổi huyết áp. Những triệu chứng bao gồm:

– Khát

– Khô miệng

– Đôi khi nước tiểu ít đi

– Nước tiểu sẫm màu

– Cảm thấy mệt mỏi hay rã rời chân tay

– Chóng mặt

– Hoang mang lo lắng

Đối với trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng:

– Tiểu ít ra tã hay bỉm

– Khóc nhưng không xuất hiện nước mắt

– Cáu gắt

– Gặp các điểm trũng trên gò má, mắt hay vùng đầu

– Tình trạng bơ phờ mệt mỏi

Nguyên nhân gây tình trạng thiếu nước?

Ngoài việc bạn không cung cấp đủ nước cho cơ thể, có một số lý do cũng có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước, bao gồm:

– Ốm, sốt cao có thể dẫn đến mất nước qua nôn hay tiêu chảy.

– Toát mồ hôi nhiều. Nước có thể thất thoát qua đường mồ hôi. Việc tăng tiết mồ hôi trong thời tiết nóng hay trong tập luyện có thể dẫn đến tình trạng mất nước của cơ thể.

– Đi tiểu thường xuyên. Đương nhiên tình trạng này có thể dẫn đến mất nước. Một số loại thuốc lợi tiểu, bệnh nền tiểu đường hay việc sử dụng rượu bia cũng có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và gây mất nước của cơ thể.

Khi nào tình trạng thiếu nước là nghiêm trọng?

Đa phần bạn có thể tự bù nước bằng cách uống bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn cần sự hỗ trợ của y tế nếu như:

– Tiêu chảy kéo dài quá 1 ngày

– Không thể giữ nước trong cơ thể

– Nhịp tim nhanh

– Kiệt sức, mất phương hướng hay gặp tình trạng nhầm lẫn

– Phân có màu đen hoặc có máu

Tình trạng thiếu nước của cơ thể có thể làm thay đổi huyết áp. Các chuyên gia khuyên bạn nên uống đủ nước theo nhu cầu khuyến nghị hằng ngày vì đây là điều vô cùng quan trọng cho cơ thể. Uống từ từ ít một, chia nhiều lần trong ngày, không để khát mới uống.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY