Nếu bạn gặp các triệu chứng dị ứng, hãy đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt và làm xét nghiệm. Sốc phản vệ là một trường hợp khẩn cấp, cần dùng epinephrine ngay lập tức nếu có và gọi xe cứu thương.
Tại sao bạn bị dị ứng sau khi ăn chocolate?
Một lý do rất nhiều người gặp phải các triệu chứng dị ứng và không dung nạp thực phẩm sau khi ăn chocolate là vì trong chocolate thường chứa các thành phần gây dị ứng cho mọi người.
Dưới đây là một thành phần gây dị ứng phổ biến bạn có thể tìm thấy trong chocolate:
– Sữa: Dị ứng sữa rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em và hầu như tất cả chocolate đều chứa thành phần này. Nếu bạn không dung nạp đường lactose và có thể dung nạp một lượng nhỏ các sản phẩm sữa, hãy thử vị đắng, semisweet hoặc chocolate đen. Những loại chocolate này chứa tỷ lệ chocolate lỏng cao hơn và do đó sẽ có ít sữa và đường hơn.
– Đậu phộng và các loại hạt: Một số loại chocolate chứa đầy bơ đậu phộng hoặc với các loại hạt. Nhưng ngay cả chocolate không có thành phần đậu phộng hoặc các loại hạt vẫn có thể gây rắc rối cho những người bị dị ứng đậu phộng hoặc dị ứng hạt vì các nhà sản xuất thường làm các loại chocolate trên cùng một dây chuyền sản xuất cả loại chứa hạt và loại không chứa hạt. Bạn cũng có thể mua chocolate từ các nhà sản xuất không có hạt hoặc tìm kiếm các chỉ dẫn nhãn như “được sản xuất trên dây chuyền không có hạt”
– Lúa mì và Gluten: Các vấn đề tương tự cũng ảnh hưởng đến những người bị dị ứng lúa mì và bệnh celiac. Chocolate thường sử dụng bột hoặc tinh bột lúa mì làm chất kết dính và mạch nha có thể gây rắc rối cho những người mắc bệnh celiac.
– Đậu nành: Về mặt kỹ thuật, chocolate là một dạng nhũ tương (hỗn hợp của hai chất lỏng có thể tách rời nhau) và giống như sốt mayonnaise và nước sốt salad nó thường bao gồm một chất nhũ hóa. Trong số đó phổ biến nhất là lecithin đậu nành đây là vấn đề đối với nhiều người bị dị ứng đậu nành. Điều này nên được liệt kê rõ ràng trên nhãn thực phẩm.
– Ngô: Ngô là thành phần cực kỳ khó tránh trong việc sản xuất thực phẩm công nghiệp và chocolate cũng không ngoại lệ. Ngoài siro ngô với hàm lượng cao fructose trong một số sản phẩm chocolate, một số nhà sản xuất có thể sử dụng ngô trên dây chuyền sản xuất. Hãy đặc biệt cảnh giác với sự hiện diện của ngô trong chocolate trắng.
– Quả mọng: Quả mọng là một trong những loại trái cây gây dị ứng phổ biến hơn. Cẩn thận các loại; kể cả khi bạn đã đọc rất kỹ nhãn thực phẩm.
– Luôn kiểm tra kỹ nhãn trên bất cứ thứ gì bạn mua, vì thực tế sản xuất có thể thay đổi mà không cần cảnh báo.
Các vấn đề tiềm ẩn khác
Có hai vấn đề tiềm ẩn khác với chocolate:
– Caffeine: Trái với suy nghĩ thông thường của mọi người, chocolate cực kỳ ít caffein: 28g chocolate sữa chỉ chứa 6 mg caffeine. So sánh, một lon Coca-Cola 350ml có 34 mg và một tách espresso 60ml có thể dao động từ 45 đến 100 mg caffeine. Tuy nhiên, nếu bạn rất nhạy cảm với caffeine thì chocolate có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng và tốt nhất bạn nên tránh các thực phẩm này. Chocolate đen có nhiều caffeine hơn chocolate sữa.
– Tương tác thuốc: rất hiếm khi xảy ra trường hợp này, chocolate có thể gây ra các triệu chứng giống với các triệu chứng dị ứng (như ngứa da) ở những người dùng thuốc chống trầm cảm thông thường (fluoxetine). Phản ứng này xảy ra do phản ứng với serotonin do dùng các thuốc chống trầm cảm. Hãy thông báo cho bác sĩ của bạn biết về các loại thuốc bạn đang sử dụng.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Verywell Health