7 lầm tưởng và sự thật cần biết về gluten

09/01/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Thực tế, thực phẩm chứa gluten có lợi cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số lầm tưởng và sự thật mà bạn cần biết về gluten.

Thực phẩm chứa gluten có hại cho sức khỏe?

Đối với những người mắc bệnh không dung nạp gluten (celiac) hoặc nhạy cảm với gluten không phải bệnh celiac, thì việc tránh gluten có thể giúp kiểm soát triệu chứng. Bạn không cần thiết phải ăn các thực phẩm chứa gluten trong chế độ ăn uống lành mạnh của mình.

Trên thực tế, thực phẩm có chứa gluten thường là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất. Ví dụ, các loại ngũ cốc có chứa gluten, chẳng hạn như lúa mạch và lúa mạch đen, cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho chế độ ăn của bạn. Các loại ngũ cốc nguyên hạt không chứa gluten, như kiều mạch, gạo, quinoa và yến mạch – nếu không bị nhiễm chéo trong quá trình trồng trọt hoặc sản xuất – cũng mang lại những lợi ích tương tự.

Nếu bạn đang muốn loại bỏ gluten, bạn có thể thấy việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh trở nên khó khăn hơn. Do nhiều sản phẩm trên thị trường không chứa gluten có chứa nhiều chất béo, đường và natri hơn so với các sản phẩm có chứa gluten. Để một số thực phẩm không chứa gluten đạt được kết cấu và hương vị, chúng có thể được thêm nhiều chất béo và đường hơn. Hơn nữa, các sản phẩm không chứa gluten có thể cung cấp ít chất dinh dưỡng quan trọng hơn như sắt, niacin, riboflavin và thiamin so với các thực phẩm chứa gluten.

Việc loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống của bạn một cách không cần thiết có thể không mang lại bất kỳ lợi ích sức khỏe nào.

Ăn gluten giúp bổ sung protein vào chế độ ăn?

Thực chất gluten là protein. Gluten là tên của loại protein có trong các loại thực phẩm như lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch, là sự kết hợp giữa lúa mạch và lúa mạch đen. Protein này giúp thực phẩm duy trì hình dạng.

Gluten có thể được tìm thấy trong những thực phẩm bất ngờ, từ lúa mì trong một số loại nước sốt và salad cho đến lúa mạch trong một số chất tạo màu thực phẩm, cùng với mạch nha được sử dụng trong sữa lắc mạch nha hoặc giấm mạch nha.

Ăn gluten gây tăng cân?

Nếu bạn đang muốn thay đổi chế độ ăn để giảm cân thì gluten có thể không phải là thủ phạm.

Thay vào đó, hãy nghĩ đến chất lượng thức ăn. Giống như bất kỳ chế độ ăn kiêng nào, nó phụ thuộc vào loại thực phẩm bạn chọn. Trong trường hợp không mắc bệnh không dung nạp gluten hoặc nhạy cảm với gluten, việc thay thế thực phẩm chứa gluten, ít calo bằng thực phẩm nguyên chất, giàu chất dinh dưỡng chắc chắn có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng có thể là do bạn đang ăn uống lành mạnh hơn.

Điều tương tự cũng xảy ra với những người mắc bệnh nhạy cảm với gluten, chỉ ăn các thực phẩm chứa gluten thường không khiến bạn tăng thêm cân. Có nhiều triệu chứng có thể xảy ra ở người nhạy cảm với gluten, nhưng việc tăng cân không mong muốn thì không phải.

Không có xét nghiệm chẩn đoán độ nhạy gluten?

Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng, bạn sẽ được xét nghiệm gen để loại trừ bệnh không dung nạp gluten và dị ứng lúa mì. Tổ chức Bệnh Celiac lưu ý rằng xét nghiệm bệnh nhạy cảm với gluten thường bao gồm lẩy da, xét nghiệm máu và thậm chí cả nội soi.

Cắt bỏ gluten vì nghĩ mình bị nhạy cảm với gluten?

Nếu bạn nghĩ mình đang phản ứng với gluten, đừng ngừng ăn nó. Để được kiểm tra bệnh không dung nạp gluten, bạn cần ăn một vài khẩu phần chứa gluten (khoảng hai lát bánh mì nguyên hạt) mỗi ngày trong 6-8 tuần.

Điều quan trọng là phải có được chẩn đoán chính xác, bởi vì có thể có các thành phần khác trong thực phẩm có chứa gluten gây ra các triệu chứng và do đó, việc không ăn gluten có thể không phải là phương pháp điều trị thích hợp. Bạn thực sự cần phải ăn gluten để xét nghiệm chẩn đoán chính xác

Có gen gây bệnh thì sẽ mắc bệnh?

Những người mắc bệnh không dung nạp gluten có một hoặc cả hai gen là gen HLA DQ2 và DQ8.

Nếu bạn có ít nhất một trong những gen này, không có nghĩa là bạn đã hoặc sẽ mắc bệnh không dung nạp gluten. Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh này, bạn có thể làm xét nghiệm gen để tìm hiểu xem bạn có một trong những gen này hay không trước khi bác sĩ thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác nhận chẩn đoán.

Trong trường hợp bị dị ứng lúa mì, bạn cần tránh các sản phẩm có chứa lúa mì. Đối với cả 2 bệnh nhạy cảm và không dung nạp gluten, bạn sẽ tuân theo chế độ ăn không chứa gluten.

Nhạy cảm với gluten là một dạng phổ biến, nhẹ hơn bệnh không dung nạp gluten?

Nhạy cảm với gluten là một tình trạng khác với bệnh không dung nạp gluten. Mặc dù các triệu chứng của 2 bệnh có thể giống nhau và chồng chéo lên nhau, nhưng 2 bệnh này là hai tình trạng riêng biệt với những phản ứng khác nhau diễn ra trong cơ thể.

Các triệu chứng của nhạy cảm với gluten và không dung nạp gluten là đau khớp, tê ở ngón tay, cánh tay hoặc chân, đau đầu, sương mù não, và các vấn đề về đường tiêu hóa khác nhau như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy và đau bụng.

Bệnh không dung nạp gluten là một chứng rối loạn hệ miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể kích hoạt cuộc tấn công vào ruột khi có gluten. Nhạy cảm với gluten, các kháng thể tương tự với gluten không được tạo ra, không gây ra tổn thương tương tự cho ruột và không thấy tính thấm của ruột tăng lên như ở bệnh không dung nạp gluten.

Tuy nhiên, không có dấu ấn sinh học về độ nhạy gluten thì không có cách nào dự đoán mức độ phổ biến của nó.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bs. Hồ Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY