Dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng của trẻ

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Những gì trẻ ăn đều ảnh hưởng đến răng của chúng. Ăn quá nhiều các loại chất bột, đường (như các loại bánh, kẹo, sữa, hay thực phẩm và đồ uống có đường khác) và tinh bột (ví dụ, bánh pretzels và khoai tây chiên) có thể gây sâu răng. Thời gian carbohydrate lưu lại trên răng chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng.

Điều tốt nhất mà các bậc cha mẹ có thể làm là dạy trẻ cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm thân thiện với răng của trẻ cùng với một số lời khuyên dành cho cha mẹ:

Trái cây và rau quả: Cha mẹ hãy để con ăn nhẹ bằng hoa quả và rau củ thay vì những loại đồ ăn vặt chứa chứa nhiều carb, đặc biệt là những loại rau củ quả nhiều nước như lê, các loại dưa, cần tây và dưa chuột. Hạn chế ăn nhiều chuối và nho khô vì những loại hoa quả này có chứa nhiều đường, hoặc bạn có thể đánh răng cho con ngay sau khi ăn những loại hoa quả này. 

Phô mai: Bạn có thể thêm phô mai vào các món ăn trong bữa chính của trẻ, hoặc cho trẻ ăn phô mai như một món ăn nhẹ. Các loại phô mai giúp tăng tiết nước bọt và nước bọt sẽ giúp rửa trôi các mảng bám khỏi răng.

Tránh các loại đồ ăn dẻo và dính: Nho khô, quả sung khô, thanh granola, bột yến mạch hoặc bánh quy bơ đậu phộng, kẹo dẻo, caramel, mật ong, đều là những loại thức ăn dễ dính răng mà nước bọt không thể rửa trôi. Nếu bạn cho con ăn những loại thực phẩm này thì hãy đánh răng cho con sau khi ăn. 

Cho con ăn đồ ăn có đường cùng với bữa chính chứ không phải bữa phụ. Nếu bạn định cho con ăn đồ ngọt, hãy cho con ăn tráng miệng sau bữa ăn. Trong bữa ăn chính, lượng nước bọt tiết ra thường nhiều hơn, giúp dễ dàng rửa trôi đường bám trên răng.  

Tập cho trẻ thói quen hạn chế ăn vặt. Tần suất ăn vặt quan trọng hơn nhiều so với số lượng đồ ăn tiêu thụ. Thời gian giữa các bữa ăn cho phép nước bọt rửa trôi các thức ăn bám trên răng mà vi khuẩn có thể tấn công. Ăn vặt thường xuyên và không đánh răng ngay sau đó là cách cung cấp nhiên liệu liên tục để nuôi vi khuẩn, dẫn đến sự phát triển mảng bám và sâu răng. Cố gắng hạn chế ăn vặt càng nhiều càng tốt và không ăn quá một hoặc hai lần mỗi ngày. Đánh răng ngay sau khi ăn nếu có thể.

Tránh các thực phẩm có đường bám lâu trên răng. Kẹo mút, kẹo cứng, kẹo ngậm ho và kẹo bạc hà đều góp phần gây sâu răng vì chúng liên tục phủ đường lên răng trẻ.

Mua thực phẩm không đường hoặc không ngọt.

Không bao giờ cho trẻ uống sữa, nước trái cây hay nước ngọt ngay trước khi đi ngủ. 

Hãy cho trẻ uống nước lọc thay vì nước trái cây hoặc soda. Nước ép, soda, và thậm chí sữa đều có chứa đường. Nước không gây hại cho răng và hỗ trợ việc rửa trôi thức ăn bám vào răng.

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn của trẻ. Các loại thực phẩm này bao gồm sữa, bông cải xanh và sữa chua. 

Những lời khuyên khác về chăm sóc răng cho trẻ

Cho con ăn kẹo cao su không đường hoặc được làm ngọt bằng xylitol. Xylitol đã được chứng minh giúp giảm lượng vi khuẩn trong miệng và việc nhai kẹo cao su sẽ giúp tăng tiết nước bọt.

Sử dụng kem đánh răng có chứa flo. Cách tốt nhất để ngăn ngừa sâu răng là sử dụng kem đánh răng có chứa flo hàng ngày. Khuyến nghị hiện nay là sử dụng kem đánh răng có flo cho mọi lứa tuổi nhưng nên sử dụng một lượng nhỏ vừa đủ với trẻ nhỏ. Flo thấm vào răng giúp cải thiện tình trạng sâu răng sớm. Hãy đánh răng cho con ít nhất hai lần mỗi ngày và sau mỗi bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ nếu có thể. Nếu không thể đánh răng giữa các bữa ăn, ít nhất hãy súc miệng bằng nước nhiều lần cho trẻ.

Sử dụng chỉ nha khoa. Hãy làm sạch răng cho con bằng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ thức ăn giữa răng và bên dưới lợi.

Sử dụng nước súc miệng có flo. Nước súc miệng có chứa flo có thể giúp ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 6 tuổi.

Đánh răng cho con sau khi cho trẻ uống thuốc. Các loại thuốc như siro ho có chứa đường mà vi khuẩn trong miệng sẽ chuyển hóa thành axit. Axit do vi khuẩn tiết ra có thể làm mòn men răng.

Cho trẻ đi khám nha sĩ thường xuyên. Bạn nên đưa con đến nha sĩ bắt đầu từ 1 tuổi hoặc trong vòng 6 tháng kể từ khi trẻ bắt đầu mọc răng. Kiểm tra nha khoa thường xuyên cũng sẽ giúp sớm phát hiện các vấn đề về răng miệng.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo WebMD

 


| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY