Ý nghĩa của chỉ số BMI đối với sức khỏe trẻ em – Phần 2

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Làm thế nào để bạn tự tính toán được phân vị BMI của trẻ?

Chỉ số BMI: Cách tính chính xác nhất

Để tự tính toán phân vị BMI của trẻ, bạn nên sử dụng các công cụ trực tuyến như các phần mềm hoặc các loại máy tính. Đầu tiên bạn sẽ cần đo chiều cao và cân nặng chính xác.

Để đo chiều cao của trẻ:

  1. Cởi bỏ giày, mũ hoặc phụ kiện trên tóc của trẻ (nếu có)
  2. Để trẻ đứng thẳng trên sàn nhà phẳng, sát vào tường phẳng.
  3. Đảm bảo rằng trẻ để chân thẳng, tay thả lỏng theo thân mình và không so vai.
  4. Để trẻ nhìn thẳng về phía trước. Đường ngắm của trẻ nên song song với sàn nhà.
  5. Cơ thể của trẻ (đầu, vai, mông và gót chân) nên tạo thành một đường thẳng trên tường.
  6. Sử dụng một vật có bề mặt phẳng, cứng, tạo thành một góc vuông với tường và từ từ hạ thấp nó xuống đến khi chạm tới đỉnh đầu của trẻ.
  7. Đánh dấu trên tường, nơi đáy của mặt phẳng chạm vào đỉnh đầu con bạn. Sau đó sử dụng thước để đo từ đáy sàn đến điểm đánh dấu.

Để đo cân nặng của trẻ:

  1. Sử dụng một cân số đặt trên sàn phẳng.
  2. Cởi bỏ giày, quần áo nặng (nếu có) và để trẻ đứng cả hai chân ở trung tâm của cân.
  3. Đọc số cân nặng hiện trên cân, lấy một chữ số sau dấu phẩy.

Bạn không nên đợi đến khi BMI ở ngưỡng thừa cân béo phì rồi mới thay đổi lối sống. Dù bạn có thừa cân hay không, mọi người trong gia đình đều có thể có được lợi ích từ việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Chúng ta cần can thiệp trước khi một đứa trẻ bước vào ngưỡng phân vị BMI 85% vì BMI của trẻ vẫn đang tăng nhanh.

Những lựa chọn khác để đo lượng mỡ cơ thể của trẻ

Bạn có thể đo lượng mỡ cơ thể của trẻ bằng những cách khác. Nhưng một vài phương pháp có thể chỉ thực hiện được nhờ vào các công cụ y tế. Nếu phân vị BMI của trẻ trong khoảng thừa cân hoặc béo phì, bác sĩ có thể thực hiện các phép đo khác, bao gồm:

  1. Đo độ dày lớp mỡ dưới da
  2. Cân trọng lượng cơ thể trong nước
  3. Đo chu vi vòng eo
  4. Sử dụng phép đo hấp thụ tia X năng lượng kép hoặc quét xương và mô toàn thân

Mặc dù các phương pháp như hấp thụ tia X năng lượng kép hay đo độ dày lớp mỡ dưới da chính xác hơn BMI nhưng BMI có thể cung cấp một số liệu tương đối chính xác khi mà chúng ta không thể thực hiện được các phương pháp trên.

Một nghiên cứu cho thấy một công thức được gọi là chỉ số khối tri-ponderal (TMI) có thể giúp đo chính xác phân vị BMI của trẻ. Nó được tính theo cân nặng chia cho chiều cao được chia nhỏ. Các nhà nghiên cứu thấy rằng TMI chính xác hơn trong việc đo lượng mỡ cơ thể ở trẻ em từ 8-17 tuổi so với BMI.

Các nguy cơ sức khỏe đối với trẻ em béo phì

Trước khi nói đến vấn đề sức khỏe của con bạn, trẻ cần được học cách phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Có nhiều nguy cơ sức khỏe đối với trẻ em béo phì. Một số có thể xuất hiện sau nhiều năm, một số có thể xuất hiện sớm hơn rất nhiều. Nếu tình trạng béo phì tiếp tục diễn ra khi trẻ vào tuổi trưởng thành thì nguy cơ biến chứng sức khỏe sẽ tăng lên.

Những trẻ em có chỉ số khối cơ thể chiếm tỉ lệ 95% (hoặc cao hơn) sẽ có nhiều nguy cơ tiếp tục béo phì trong tuổi trưởng thành.

Hậu quả sức khỏe tiềm tàng ngay trước mắt bao gồm:

  1. Tiền tiểu đường hoặc tiểu đường typ 2: nếu thói quen ăn uống không lành mạnh và cân nặng không được kiểm soát, trẻ em có thể mắc tiền tiểu đường hoặc tiểu đường typ 2 ở độ tuổi sớm. Nạn béo phì đã thúc đẩy sự gia tăng bệnh tiểu đường typ 2 ở trẻ em và 40% trong số đó không biểu hiện triệu chứng.
  2. Ngưng thở khi ngủ: ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân khiến hơi thở dừng lại và trở nên bất thường trong khi ngủ. Trẻ em béo phì có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Nếu không được chữa trị, ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến biến chứng trên tim và phổi theo thời gian.
  3. Hen suyễn: trẻ em có chỉ số BMI nằm trong khoảng thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao mắc hen suyễn hơn những trẻ có mức BMI bình thường.

Những hậu quả sức khỏe về lâu dài:

  1. Tăng huyết áp và tăng cholesterol: cả hai bệnh này đều phát triển theo thời gian và khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Béo phì khi còn nhỏ có thể làm tăng khả năng mắc các vấn đề tìm mạch sau này.
  2. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: khi mỡ tích tụ trong gan, nó có thể làm xơ gan và cuối cùng làm tổn thương gan.
  3. Ung thư: một chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng và đặt thêm căng thẳng lên cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở trẻ.
  4. Viêm khớp: Việc phải mang trọng lượng cơ thể lớn khiến các khớp chịu một áp lực lớn, dẫn đến bệnh viêm xương khớp theo thời gian.

Có 3 thứ khiến một vấn đề sức khỏe phát triển là: tuổi tác, gen và cân nặng. Và chỉ có duy nhất cân nặng là thứ chúng ta có thể kiểm soát trong số đó.

Ngoài các biến chứng về sức khỏe thể chất, trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì cũng có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tinh thần. Chúng có nhiều khả năng mắc các chứng bệnh như trầm cảm, cảm giác tội lỗi và lo lắng.

Làm thế nào để thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của con bạn một cách lành mạnh?

Tin vui đó là, trong hầu hết các trường hợp, các bệnh được liệt kê ở trên có thể được ngăn ngừa hoặc đảo ngược một khi trẻ trở lại cân nặng bình thường. Nhưng để đạt được điều đó, thường phải thay đổi lối sống trong cả gia đình.

Để một đứa trẻ từ thừa cân, béo phì trở lại cân nặng bình thường cần một khoảng thời gian dài, vì vậy chúng ta phải thật kiên nhẫn.

Điều đó có nghĩa là cần bắt đầu với những thay đổi nhỏ và dần dần hướng cả gia đình đến một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục nhiều hơn. Trẻ em cũng nằm trong quá trình đó giúp chúng được ảnh hưởng và có thể cải thiện, hình thành và duy trì những thói quen lành mạnh.

Ví dụ, bạn có thể hỏi trẻ những thói quen lành mạnh mà trẻ muốn làm trước và xây dựng chúng từ đó. Hãy cân nhắc những phần thưởng không phải là đồ ăn như một chuyến du lịch hoặc một món đồ chơi mới, để đạt được những mục tiêu mà bạn và trẻ đã đặt ra cùng nhau.

Trẻ em thường ăn những gì có trong nhà, vì vậy hãy lựa chọn những đồ ăn lành mạnh trong nhà để giúp trẻ đi đúng hướng.

Hãy mua:

  • * Hoa quả tươi và rau củ
  • * Đạm nạc như thịt gà, cá hoặc đậu phụ
  • * Các loại ngũ cốc như gạo nâu và bánh mì nguyên cán
  • * Bơ sữa ít béo

Hạn chế:

  • * Đồ ăn nhẹ đóng gói và đã qua chế biến bao gồm khoai tây chiên, bánh quy, bánh ngọt và kẹo
  • * Nước ngọt

Tăng cường thời gian tập thể dục cũng là một bước quan trọng. Trẻ em cần ít nhất 60 phút mỗi ngày các hoạt động thể chất mức độ từ trung bình đến cao.

Một thói quen cần thay đổi là số lượng bữa ăn gia đình ăn quán, nhà hàng hoặc đặt ở ngoài mỗi tuần. Thay vào đó, hãy nấu những bữa ăn lành mạnh ở nhà. Khi bạn chuẩn bị đồ ăn, bạn có thể kiểm soát được giá trị dinh dưỡng của bữa ăn.

Chìa khóa ở đây là để các gia đình hỗ trợ những thay đổi chế độ ăn uống cho con bạn và kết hợp những thay đổi đó cho cả gia đình. Hãy khuyến khích và hỗ trợ trẻ em khi chúng thử những thực phẩm mới và để trẻ giúp đỡ bạn chuẩn bị bữa ăn sẽ mang lại cho trẻ một cách tiếp cận lành mạnh hơn cho những sự lựa chọn ăn uống của trẻ.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM 

Theo EverydayHealth



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY