May mắn rằng, ngày nay tình trạng thiếu máu do thiếu sắt đã không còn quá đáng lo ngại như trước đây.
Những trẻ sinh đủ tháng từ 6 tháng tuổi trở lên được khuyến cáo nên cho bổ sung vitamin, thực phẩm giàu sắt và/hoặc thực phẩm được bổ sung sắt. Còn những trẻ sinh non có thể sẽ cần bổ sung sắt sớm hơn do trữ lượng sắt lúc sinh có thể thấp hơn bình thường.
Thiếu sắt vẫn có thể là một vấn đề đối với một số trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi tập đi kén ăn và uống quá nhiều sữa cũng như không ăn đủ thực phẩm giàu sắt. Để kiểm tra cũng như ngăn ngừa thiếu sắt ở trẻ, mẹ có thể cần phải đưa con đi làm xét nghiệm để đánh giá.
Nói chung, trẻ nên ăn ít nhất hai loại thực phẩm giàu sắt mỗi ngày. Dù vậy, bố mẹ có thể chưa nắm rõ hết được những loại thực phẩm nào giàu sắt nên bổ sung cho con.
Contents
Những loại thực phẩm giàu sắt
Những loại thực phẩm là nguồn cung cấp sắt tốt bao gồm:
-
Gan
-
Thịt đỏ nạc, bao gồm thịt bò, thịt lợn, thịt cừu
-
Hải sản như hàu, nghêu, cá ngừ, cá hồi và tôm, vv
-
Đậu đỗ như đậu thận, nậu đen, đậu nành và đậu lăng
-
Các sản phẩm ngũ cốc bổ sung sắt bao gồm ngũ cốc, bánh mì, gạo và pasta
-
Đậu phụ
-
Các loại rau lá xanh, bao gồm cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi
-
Các loại rau củ như bông cải xanh, măng tây, rau mùi tây, cải xoong, cải Brussel
-
Gà ta và gà tây
-
Mật mía
-
Các loại hạt
-
Lòng đỏ trứng
-
Trái cây sấy khô, chẳng hạn như nho khô, mận khô, quả chà là và quả mơ
Thực phẩm giàu chất sắt cho trẻ sơ sinh
Trừ khi trẻ sinh non hoặc đã bị thiếu máu trẻ thì sữa mẹ hoặc sữa công thức thông thường có thể cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi, trẻ có thể cần được bổ sung sắt, thường là qua thức ăn dặm được bổ sung sắt. Khi trẻ đã lớn hơn, hãy bổ sung vào chế độ ăn của trẻ những đa dạng các loại thực phẩm giàu sắt để đảm bảo trẻ được bổ sung đầy đủ.
Thực phẩm được bổ sung sắt
Bên cạnh các thực phẩm giàu sắt tự nhiên, có rất nhiều loại thực phẩm hiện được bổ sung thêm sắt. Đây là tin tốt vì nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ thường không thích những loại thực phẩm giàu sắt như gan, sò, nghêu và đậu lăng.
Bố mẹ có thể kiểm tra nhãn dinh dưỡng để lựa chọn những loại thực phẩm bổ sung sắt cho con, bao gồm:
-
Bột yến mạch ăn liền
-
Các loại ngũ cốc ăn liền cho trẻ em
-
Bánh mì bổ sung sắt cho trẻ em
-
Các sản phẩm sữa công thức có bổ sung sắt
Kiểm tra nhãn thực phẩm
Thực phẩm cung cấp 10% – 19% DV sắt trở lên cho một khẩu phần thường được coi là một nguồn cung cấp sắt tốt. Vì vậy hãy so sánh nhãn dinh dưỡng trên các thực phẩm để đưa ra lựa chọn.
Những điều bạn cần biết về thực phẩm giàu sắt
-
Nhóm trẻ có nguy cơ thiếu sắt bao gồm trẻ ở lứa tuổi tập đi và trẻ lớn uống quá nhiều sữa mỗi ngày, có chế độ ăn ít sắt và vitamin C.
-
Vitamin C có thể giúp cơ thể hấp thụ sắt, vì vậy, nên kết hợp thực phẩm giàu sắt với thực phẩm có nhiều vitamin C, bao gồm trái cây họ cam quýt và nước cam có bổ sung sắt.
-
Cơ thể khó hấp thụ sắt non-heme có nguồn gốc thực vật hơn so với sắt heme có trong thực phẩm động vật, bao gồm thịt đỏ, thịt gia cầm và cá. Tuy nhiên, kết hợp thực phẩm động vật với thực phẩm thực vật có thể giúp tăng hấp thụ sắt từ thực vật.
-
Hãy nhớ rằng các loại hạt có thể gây nguy cơ hóc nghẹn cho trẻ nhỏ và quá ăn nhiều hải sản có thể khiến trẻ bị nhiễm độc thủy ngân. Vì vậy hãy tuân theo các cảnh báo về cá và thủy ngân hiện nay khi cho trẻ ăn hải sản.
-
Hãy nhớ rằng %DV sắt trên nhãn thực phẩm dựa trên nhu cầu của người trưởng thành là 18mg sắt mỗi ngày, trong khi trẻ trong độ tuổi tập đi chỉ cần khoảng 7-10mg mỗi ngày. Vì vậy, trong khi một quả trứng cung cấp 4% DV sắt cho người trưởng thành, thì sẽ cung cấp khoảng 7% đến 10% DV sắt cho trẻ mới biết đi.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Very Well Family