Trẻ em có thể bị quá liều Vitamin C không?

23/03/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Trẻ có thể nhận được Vitamin C từ nhiều nguồn khác nhau, từ dâu tây tươi đến nước cam và đồ ăn nhẹ, trái cây nhiều hương vị. Vitamin C được biết đến là một chất chống oxy hóa có thể giúp rút ngắn thời gian cảm lạnh thông thường, giúp tăng trưởng và duy trì các mô của cơ thể. Trẻ cần ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin C vì cơ thể không tự tạo ra vitamin C. Có thể nhiều người đã biết đến tác dụng phụ của việc thiếu vitamin C. Nhưng ngược lại, rất ít người biết được tác dụng của việc bổ sung quá nhiều vitamin C.

Quá liều là có thể, nhưng khó xảy ra

Mặc dù rất khó xảy ra, nhưng trẻ có thể nhận được quá liều vitamin C nếu dùng một lượng lớn vitamin bổ sung vượt quá mức tiêu thụ có thể chấp nhận được đối với độ tuổi của trẻ. Quá liều có thể gây ra các triệu chứng bệnh nhưng không gây hại và không cần chăm sóc khẩn cấp. Trong hầu hết các trường hợp, bạn không phải lo lắng về việc trẻ  dùng quá liều vitamin C vì cơ thể không dự trữ được vitamin C. Ngay cả khi con bạn nhận được một lượng lớn vitamin C thông qua thực phẩm, nước trái cây và dùng thực phẩm bổ sung có chứa vitamin C, trẻ vẫn có thể thải ra lượng vitamin C dư thừa khi đi tiểu.

Liều lượng khuyến nghị theo độ tuổi

Theo các khuyến nghị quốc tế về vitamin và khoáng chất đối với vitamin C:

  • Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi cần 40 miligam mỗi ngày
  • Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi cần 50 miligam mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi cần 15 miligam mỗi ngày,
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần 25 miligam mỗi ngày
  • Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi cần 45 miligam mỗi ngày.
  • Đối với độ tuổi từ 14 đến 18, trẻ gái nên tiêu thụ 65 miligam mỗi ngày và trẻ trai nên tiêu thụ 75 miligam mỗi ngày.

Một lưu ý nhỏ trong việc bổ sung Vitamin C cho trẻ: nhu cầu khuyến nghị trên là tổng lượng Vitamin C được lấy từ chế độ ăn, bao gồm các nguồn như thực phẩm, thuốc và các dạng thực phẩm chức năng.

Mức tiêu thụ có thể chấp nhận được

Trừ khi bác sĩ khuyến nghị sử dụng một liều vitamin C cụ thể để chống lại bệnh scorbut do thiếu vitamin C nghiêm trọng, một đứa trẻ khỏe mạnh không nên vượt quá mức tiêu thụ phù hợp đối với độ tuổi của mình. 400 miligam mỗi ngày đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi và 650 miligam mỗi ngày đối với trẻ từ 4 đến 8 tuổi. Đối với trẻ em từ 9 đến 13 tuổi, tăng lên 1.200 miligam mỗi ngày. Và 1.000 miligam mỗi ngày cho tất cả thanh thiếu niên từ 14 đến 18 tuổi. Hiện nay, chưa có mức tiêu thụ cao hơn có thể chấp nhận được cho trẻ sơ sinh, vì chúng cần nhận được tất cả vitamin C thông qua sữa mẹ, sữa công thức hoặc đồ ăn.

Biến chứng của bổ sung quá liều Vitamin C

Trẻ có nhiều khả năng bị thiếu vitamin C hơn là tiêu thụ vượt nhu cầu, với các tác dụng phụ bao gồm hệ thống miễn dịch suy yếu, vết thương chậm lành, dễ bầm tím, da và tóc khô, chảy máu cam, chảy máu và viêm nướu.

Tuy nhiên, khi dùng quá liều vitamin C có thể gây ra các biến chứng, phần lớn sẽ khiến con bạn cảm thấy không khỏe và khó chịu, nhưng sẽ không khiến trẻ bị tổn hại nghiêm trọng. Tác dụng phụ khi bổ sung quá liều bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ợ nóng, đau bụng, nhức đầu và mất ngủ. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng bổ sung quá 2.000 miligam Vitamin C/ ngày có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Quá liều vitamin C cũng khiến cơ thể tăng hàm lượng sắt dự trữ, làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm bổ sung nào, trẻ cần phải được có sự đồng ý của bác sỹ. Nên thông báo về tình trạng sức khỏe của trẻ cùng với tất cả những loại thuốc, thực phẩm bổ sung và đặc biệt là chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ để nhận được lời khuyên chính xác và phù hợp.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hải Yến – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY