Hiểu về tần suất ăn uống của trẻ nhỏ

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất của các bậc cha mẹ mới lần đầu sinh con là bao lâu nên cho trẻ ăn một lần. Câu trả lời đúng nhất dành cho cha mẹ đó là đối với em bé mới sinh nên cho trẻ ăn bất cứ khi nào trẻ đói.

Is Your Baby Ready to Start Solid Food?

Làm sao để biết khi nào trẻ đói?

Đối với trẻ sinh non hoặc mắc một số bệnh trạng nhất định, cha mẹ nên cho trẻ ăn theo thực đơn và lịch trình cụ thể được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa nhi. Nhưng đối với hầu hết trẻ đủ tháng khỏe mạnh, cha mẹ có thể quan sát trẻ thay vì dựa vào đồng hồ để nhận biết các dấu hiệu đói của trẻ để cho trẻ ăn. Điều này được gọi là cho ăn theo nhu cầu.

Những tín hiệu đói

Một đứa trẻ khi đói thường sẽ khóc. Nhưng mẹ nên theo dõi các dấu hiệu đói trước khi trẻ bắt đầu khóc, đó là dấu hiệu muộn của cơn đói và khó có thể khiến trẻ bình tĩnh trở lại để ăn.

Các dấu hiệu điển hình khác khi trẻ đói bao gồm:

    • Liếm môi
    • Thè lưỡi
    • Trẻ có xu hướng tìm kiếm vú mẹ để bú
    • Đưa tay lên miệng liên tục
    • Mở miệng
    • Tỏ ra khó chịu
    • Mút mọi thứ xung quanh.

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng việc  trẻ khóc và đòi bú không nhất thiết là vì đói. Trẻ bú không chỉ vì đói mà còn để thoải mái. Ban đầu cha mẹ có thể khó để nhận ra sự khác biệt. Đôi khi trong những trường hợp đó trẻ chỉ cần được ôm ấp vỗ về chứ không phải đang đói bụng đòi ăn.

Những nguyên tắc khi chung cho trẻ ăn

Bạn nên nhớ rằng mỗi đứa trẻ đều không giống nhau, một số trẻ thích bú mẹ thường xuyên nhưng có những trẻ khác có khoảng thời gian giữa các lần bú xa nhau nhưng lượng bú mỗi lần lại nhiều hơn.  Tuy nhiên, hầu hết trẻ khi lớn hơn một chút và có thể uống nhiều sữa hơn thì cũng có thể sẽ bú nhiều hơn trong mỗi lần bú, và khoảng cách giữa những lần bú cũng sẽ dài ra. 

    • Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ ăn với tần suất 2-3 tiếng một lần và tương ứng với  8 đến 12 lần một ngày. Trẻ có thể chỉ bú khoảng 15ml mỗi lần trong một hoặc hai ngày đầu sau sinh, nhưng sau đó thường sẽ bú 30-60 ml mỗi lần cho ăn. Lượng sữa này  tăng lên 60-90 ml mỗi lần khi trẻ được 2 tuần tuổi.
    • Khi được khoảng 2 tháng tuổi, trẻ thường ăn 120-150 ml sữa mỗi lần và tần suất bú mẹ là khoảng 3-4 tiếng/ lần.
    • Khi được 4 tháng, trẻ thường bú khoảng 120-180 ml/lần.
    • Đến 6 tháng, trẻ có thể ăn tới 240ml/ lần và khoảng 4-5 tiếng trẻ mới ăn một lần.

Hầu hết lượng sữa trẻ ăn sẽ tăng theo tháng tuổi,  khoảng 30 ml/ lần và chững lại cho đến khi lượng sữa  trẻ ăn đạt mức 210-240 ml/ lần ăn. Trẻ nên bắt đầu ăn dặm với các thức ăn đặc hơn vào khoảng 6 tháng tuổi.

Mối lo ngại về việc cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít

Thế nào là ăn quá nhiều?

Theo bản năng, trẻ thường khá giỏi trong việc ăn đúng lượng, nhưng đôi khi vẫn có thể ăn nhiều hơn mức cần thiết. Trẻ sơ sinh bú bình có thể dễ bú quá nhiều, vì uống từ bình mất ít công sức hơn so với bú mẹ.

Những trẻ được cho bú quá nhiều có thể bị đau bụng, đầy hơi, nôn trớ và có nguy cơ béo phì cao hơn. Sẽ tốt cho trẻ hơn nếu bạn cho trẻ ăn ít đi trong mỗi lần cho bú bởi các mẹ luôn có thể cho trẻ ăn thêm khi chúng muốn. Điều này cũng giúp trẻ có thời gian để nhận biết rằng bản thân đã ăn no.

Nếu bạn lo lắng em bé của bạn muốn ăn mọi lúc – ngay cả khi đã no, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi. Núm vú giả có thể được sử dụng sau khi cho trẻ ăn, đặc biệt ở những trẻ thích bú hoặc ngậm ti mẹ để thư giãn.. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, nên đợi đến khi trẻ được khoảng 3- 4 tuần tuổi mới nên cho trẻ dùng núm vú giả.

Gặp vấn đề trong việc tăng cân?

Hầu hết sau 5 tháng trẻ sẽ tăng gấp đôi cân nặng so với khi sinh và cân nặng sẽ tăng gấp ba lần vào lần sinh nhật đầu tiên. Nếu trẻ chậm tăng cân, bạn không nên để các bữa ăn của trẻ cách quá xa nhau. Đôi khi bạn có thể đánh thức trẻ dậy để ăn. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về tần suất ăn uống của trẻ

Làm thế nào để biết trẻ đã ăn đủ?

Kiểm tra bỉm hàng ngày

Kiểm tra bỉm là một cách để biết được trẻ có ăn đủ hay không. Trong vài ngày đầu sau khi sinh, mẽ sẽ phải thay 2 đến 3 chiếc bỉm ướt mỗi ngày. Sau 4 đến 5 ngày đầu tiên, lượng bỉm phải thay mỗi ngày có thể vào khoảng 5-6 bỉm. Tuy nhiên số lần trẻ đại tiện  còn phụ thuộc vào việc trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa công thức.

Biểu đồ tăng trưởng

Trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kì, bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng và theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Sự tiến bộ của em bé trên biểu đồ tăng trưởng là một cách để biết trẻ có được cho ăn đủ hay không.

Luôn nhớ rằng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc mối bận tâm nào về việc cho trẻ ăn.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthy Children



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY