Suy giáp là bệnh tự miễn, chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày không gây ra suy giáp nhưng lại đóng một vai trò lớn trong việc quản lý và điều trị bệnh. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ở bài viết dưới đây.
Contents
Ăn gì để kiểm soát suy giáp?
Không có loại thực phẩm nào làm tăng hormone tuyến giáp cả, chỉ có một số loại mà người bị suy giáp nên ăn nhiều hơn. Sau đây là một số thực phẩm có chứa vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng cho người bệnh suy giáp.
I-ốt
Thiếu i-ốt là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh suy giáp trên toàn thế giới. Cơ thể không thể tự tổng hợp i ốt mà phải bổ sung từ thức ăn, vì vậy các nguồn thực phẩm như muối i-ốt, các sản phẩm từ sữa, hải sản, rong biển và ngũ cốc tăng cường i ốt là rất quan trọng.
I-ốt là một chất dinh dưỡng thiết yếu trong cơ thể và hormone tuyến giáp được cấu tạo từ i-ốt. Những người thiếu hormone tuyến giáp cũng có thể bị thiếu i-ốt.
Lượng i-ốt được khuyến nghị hàng ngày là 150 mcg, ít hơn một nửa lượng trong một thìa cà phê. Nếu bạn đã nhận đủ lượng i-ốt theo khuyến nghị thì không nên bổ sung thêm vào chế độ ăn uống vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tyrosin
Đây là loại axit amin có khả năng tương tác với thuốc điều trị suy giáp. Tuy nhiên, cùng với i-ốt, tyrosine tạo ra hormone tuyến giáp. Thực phẩm có tyrosine bao gồm rong biển, gà tây, trứng và phô mai.
Vitamin D
Hầu hết những người bị suy giáp đều thiếu vitamin D, cơ chế của tình trạng này vẫn chưa được biết rõ. Cung cấp đủ vitamin D từ chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thiếu vitamin D như loãng xương và dị tật. Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm trứng, cá béo như cá hồi đánh bắt tự nhiên và các sản phẩm từ sữa như sữa chua Hy Lạp.
Chất chống oxy hóa
Trái cây và rau giàu chất chống oxy hóa được biết đến là giúp chống lại bệnh tật. Những loại thực phẩm này chống lại stress oxy hóa, tình trạng viêm gia tăng có liên quan đến bệnh suy giáp và các bệnh mạn tính khác. Để bổ sung chất chống oxy hóa, hãy ăn các loại quả mọng, quả hạch và hạt cũng như các loại rau lá xanh đậm, chẳng hạn như rau bina và cải xoăn.
Selen
Nồng độ selen cao nhất được tìm thấy trong tuyến giáp và nó rất quan trọng đối với các enzyme giúp tuyến giáp hoạt động. Nhiều người bị suy giáp có thể thiếu chất dinh dưỡng quan trọng này, chất dinh dưỡng này ảnh hưởng lớn đến hệ thống miễn dịch, chức năng nhận thức và khả năng sinh sản. Một số loại thực phẩm cung cấp selen như hải sản, trứng và các loại hạt. Không nên dùng hơn 200 mg selen mỗi ngày.
Vitamin B12
Nhiều người suy giáp bị thiếu hụt vitamin B12. Những người ăn theo chế độ thuần chay có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin B12 nhiều hơn. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt gia cầm, cá và thịt lợn.
Đọc thêm tại bài viết: Làm thế nào để sống chung với bệnh suy giáp?
Các loại thực phẩm ảnh hưởng đến suy giáp
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bạn cần lưu ý nếu bị suy giáp.
Rau họ cải
Các loại rau thuộc họ cải giải phóng một hợp chất gọi là goitrin, có thể cản trở quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, vấn đề này xảy ra khi đi kèm với tình trạng thiếu i-ốt và việc nấu những loại rau này sẽ làm goitrin bị biến tính.
Thực phẩm chứa nhiều muối
Những người bị suy giáp có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn cũng góp phần gây ra tăng huyết áp vì hàm lượng muối cao. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ về lượng natri được khuyến nghị hàng ngày là tối đa 1500 mg.
Đậu nành
Trên thực tế, thực phẩm có chứa đậu nành như sữa đậu nành, đậu nành edamame, bột đậu nành và miso có thể giúp giảm nhẹ mức LDL, hay còn gọi là cholesterol “xấu”, từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh suy giáp, hãy tránh ăn đậu nành trong khoảng thời gian bạn dùng thuốc thay thế tuyến giáp tổng hợp (phương pháp điều trị bệnh suy giáp phổ biến nhất).
Quả óc chó, bột hạt bông, các loại thực phẩm khác và chất bổ sung
Các loại thực phẩm khác cũng có thể tương tác với thuốc tuyến giáp tổng hợp như quả óc chó, bột hạt bông, thực phẩm bổ sung sắt hoặc vitamin tổng hợp có chứa sắt, bổ sung canxi. Vì vậy bạn không nên tiêu thụ những loại thực phẩm này vào buổi sáng khi dùng thuốc theo toa.
Ngoài ra, hãy lưu ý khi dùng thuốc kháng axit có magie hoặc nhôm, thuốc giảm cholesterol và một số loại thuốc trị viêm loét, vì những thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ của chất thay thế tuyến giáp tổng hợp.
Mẹo thay đổi lối sống để quản lý bệnh suy giáp
Thói quen sinh hoạt lành mạnh có thể làm giảm tình trạng uể oải, trầm cảm và chuyển hóa chậm do suy giáp.
Hãy dành nhiều thời gian cho bản thân, bạn có thể thử tham gia thiền hoặc tham gia lớp học về yoga.
Bạn cũng không nên bỏ bê việc tập thể dục. Hãy tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần. Nó giúp duy trì cân nặng, nâng cao sức khỏe cho người bị suy giáp.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
BS. Hồ Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM