Thiếu hụt hormone tăng trưởng

15/10/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Thiếu hụt hormone tăng trưởng, hay bệnh lùn tuyến yên là một tình trạng bệnh lý do tuyến yên của bạn không tiết đủ hormone tăng trưởng (GH hormone hay somatotropin). Bạn có thể chưa biết, cứ 4.000 đến 10.000 trẻ em thì có khoảng 1 trẻ bị thiếu hụt hormone tăng trưởng.

Thiếu hụt hormone tăng trưởng có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ em. Trong bài viết này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM sẽ giải đáp những thắc mắc của các bậc phụ huynh về vấn đề thiếu hụt hormone tăng trưởng.

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng GH là gì ?

Hormone là các chất sinh học do các cơ quan nội tiết hoặc một số cơ quan đặc hiệu tiết ra, có các chức năng chuyên biệt trong cơ thể, chứng truyền thông điệp qua máu đến các cơ quan, cơ và các mô khác. Những tín hiệu này cung cấp thông tin cho cơ thể bạn biết phải làm gì và khi nào thì thực hiện.

Tuyến yên là một tuyến nội tiết nhỏ, có kích thước bằng hạt đậu nằm ở gốc não bên dưới vùng dưới đồi. Tuyến yên được tạo thành từ hai thùy: thùy trước (trước) và thùy sau (sau). Thùy trước tuyến yên giải phóng tổng cộng 8 loại hormone trong đó có hormone tăng trưởng GH.

Hormone tăng trưởng (GH) tác động lên nhiều bộ phận của cơ thể để thúc đẩy sự phát triển ở trẻ em. Hormone tăng trưởng GH rất cần thiết cho sự phát triển sức mạnh của cơ và xương và sự phân bổ mỡ trong cơ thể.

Khi các đĩa tăng trưởng trong xương hay các đầu xương đã hợp nhất hay cốt hóa, thì hormone tăng trưởng không còn làm tăng chiều cao nữa, nhưng cơ thể bạn vẫn cần hormone này cho các chức năng khác. Sau khi bạn ngừng phát triển, hormone tăng trưởng sẽ giúp duy trì cấu trúc cơ thể và quá trình trao đổi chất bình thường, bao gồm cả việc giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Thiếu hụt hormone tăng trưởng

Tình trạng thiếu hụt hormone tăng trưởng xảy ra khi tuyến yên không sản xuất đủ hormone tăng trưởng để kích thích cơ thể phát triển. Nếu cơ thể bạn không có đủ hormone tăng trưởng dù là trẻ sơ sinh, trẻ em hay người lớn  thì nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể bạn theo những cách khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Sự thiếu hụt hormone tăng trưởng có thể là một phần (tuyến yên sản xuất không đủ lượng hormone tăng trưởng) hoặc toàn bộ (tuyến yên không sản xuất hormone tăng trưởng).

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, thiếu hụt hormone tăng trưởng ngăn cản sự phát triển bình thường đặc biệt là về chiều cao của trẻ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ em thấp bé rõ rệt. Sự thiếu hụt hormone tăng trưởng có thể xảy ra trong thời kỳ trẻ sơ sinh hoặc trong giai đoạn trẻ lớn lên sau này.

Mức độ phổ biến của tình trạng thiếu hụt hormone tăng trưởng

Thiếu hụt hormone tăng trưởng (GHD) là một tình trạng hiếm gặp. Cứ 4.000 đến 10.000 trẻ em thì có khoảng 1 trẻ bị thiếu hụt hormone tăng trưởng. Nếu phát hiện và điều trị sớm, nhiều trẻ em có thể đạt được chiều cao bình thường. Ở người lớn, nó gây ra nhiều vấn đề, bao gồm tăng mỡ cơ thể và tăng lượng đường trong máu. cứ 10.000 người  trưởng thành thì có khoảng 1 người bị thiếu hụt hormone tăng trưởng.

Có ba loại chính của tình trạng thiếu hụt hormone tăng trưởng (GHD), bao gồm:

  • Thiếu hụt hormone tăng trưởng bẩm sinh: tình trạng này xuất hiện từ khi sinh ra do đột biến gen (thay đổi) hoặc các vấn đề về cấu trúc trong não của trẻ.
  • Thiếu hụt hormone tăng trưởng mắc phải tình trạng này khởi phát muộn hơn trong cuộc đời do tuyến yên của bạn bị tổn thương. Trẻ em và người lớn có thể mắc phải GHD.
  • Thiếu hụt hormone tăng trưởng vô căn: “vô căn” có nghĩa là không có nguyên nhân nào được biết đến. Một số trường hợp thiếu hụt hormone tăng trưởng nhưng không rõ nguyên nhân.

Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng thiếu hụt hormone GH

Hormone tăng trưởng chiều cao tiết ra lúc nào? - Nhà thuốc FPT Long Châu

Thiếu hụt hormone tăng trưởng liên quan đến sự phát triển tăng trưởng ở trẻ. Tốc độ tăng trưởng thay đổi đáng kể ở mỗi trẻ. Nhưng khi đo theo chiều cao, mức tăng trưởng “bình thường” trung bình thường được mô tả như sau:

  • 0-12 tháng:  tăng khoảng 25cm trong một năm
  • 1-2 tuổi: tăng khoảng 12.5cm một năm
  • 2-3 tuổi: tăng khoảng khoảng 8-9 cm một năm
  • 3 tuổi đến tuổi dậy thì: tăng khoảng 5-7 cm một năm

Tình trạng thiếu hụt hormone tăng trưởng (GHD) ở trẻ em dẫn đến tình trạng kém phát triển. Dấu hiệu chính của thiếu hụt hormone tăng trưởng ở trẻ em là chiều cao tăng chậm sau 3 tuổi. Điều này có nghĩa là trẻ tăng trưởng ít hơn 3,5cm chiều cao mỗi năm sau sinh nhật lần thứ 3.

Suy dinh dưỡng và hormone GH

Ăn mãi không lớn, dấu hiệu nào nên cho trẻ đi khám bệnh?

Một số công trình nghiên cứu của trên thực nghiệm động vật cho thấy chế độ ăn thiếu kẽm, magiê, hoặc protein kéo dài trên chuột độ tuổi phát triển, gây tình trạng kém phát triển cân nặng, chiều dài của chuột. Tuy nhiên nồng độ hormone HG vẫn ở giới hạn bình thường, nồng độ IGF-1 bị hạ thấp. Các tác giả kết luận thiếu các chất dinh dưỡng này gây kháng lại tác dụng sinh học của GH ở mức đô sau thụ thể của hormone này.

Tương tự với trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi do thiếu ăn (vi chất, protein, năng lượng), cũng có nồng độ GH bình thường lâu ngày, nhưng trẻ vẫn kém phát triển về cân nặng, chiều cao so với trẻ được cùng lứa tuổi. Như vậy định lượng GH có giá trị chẩn đoán chậm lớn là do nguyên nhân nội tiết do thiếu GH hay do nguyên nhân dinh dưỡng.

Trẻ được cho là chậm tăng trưởng chiều cao hay suy dinh dưỡng thấp còi  có chiều cao dưới -2 chỉ số độ lệch chuẩn (< -2SD) và tốc độ tăng chiều cao trong 1 năm < 1,5 độ lệch chuẩn so với quần thể tham khảo cùng tuổi giới. Khoảng 25% trẻ có chiều cao < -3 chỉ số độ lệch chuẩn có thiếu hụt hormon tăng trưởng. Tần số gặp thiếu hormone tăng trưởng khoảng 1/3500 – 1/4000, thể nhẹ hơn có thể gặp ở 1/2000.

Đọc thêm tại bài viết: Tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho trẻ, nên hay không?

Các triệu chứng khác của thiếu hụt hormone tăng trưởng ở trẻ em bao gồm:

  • Khuôn mặt non nớt hơn so với độ tuổi của trẻ.
  • Tóc và móng chậm phát triển.
  • Răng chậm phát triển.
  • Dậy thì muộn hơn.
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.
  • Dương vật rất nhỏ (vi dương vật) ở trẻ sơ sinh được xác định là nam khi sinh ra.

Như vậy có thể thấy tình trạng thiếu hụt hormone tăng trưởng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao, sức khỏe của trẻ. Việc xét nghiệm hormone tăng trưởng có thể là một cách để cha mẹ có thể phát hiện sớm những vẫn đề sức khỏe của con và có sự điều chỉnh kịp thời.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn, đảm bảo cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY