Trước khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ nhận được tất cả lượng natri cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Khi con bạn bắt đầu ăn dặm ở tháng thứ sáu, bạn không cần thêm muối vào thức ăn khi nấu cho trẻ kể cả khi món ăn có vị rất nhạt. Trẻ mới biết đi cũng cần rất ít muối. Sau khi đạt 1 tuổi, lượng muối tối đa được khuyến nghị hàng ngày cho trẻ cho đến khi trẻ được ba tuổi là 2g một ngày (0,8g natri) – tương đương với không quá 2 thìa gạt ngang sữa chua gia vị mỗi ngày. Chú ý không cho bé ăn những thức ăn chế biến sẵn không dành riêng cho trẻ sơ sinh. Thực phẩm như ngũ cốc ăn sáng dành cho người lớn và nước sốt mì ống có thể chứa rất nhiều muối. Thức ăn thương mại dành cho trẻ em, chẳng hạn như ngũ cốc hoặc cháo dinh dưỡng có hàm lượng muối thấp, vì muối không được thêm vào trong quá trình chế biến. Không cho bé ăn thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối, chẳng hạn như:
– Bữa ăn sẵn cho trẻ em và người lớn
– Bánh nướng
– Bánh quy
– Súp
– Nước thịt
– Nước sốt
– Pizza
– Thịt xông khói
– Khoai tây chiên
Thay vào đó, hãy cho bé ăn những thực phẩm lành mạnh, ít muối tự nhiên, chẳng hạn như:
– Trái cây
– Rau và salad
– Thịt không qua tẩm ướp
– Thịt gia cầm và cá tươi
– Trứng
– Sữa dành cho trẻ
Nếu bạn có thói quen đọc nhãn thực phẩm, bạn sẽ sớm biết loại thực phẩm nào tốt nhất cho con mình. Muối cũng được viết là natri trên nhãn thực phẩm:
– 2,5g muối tương đương với 1g natri
– Lượng muối cao là hơn 1,5g muối trên 100g thực phẩm (hoặc 0,6g natri)
– Mức muối thấp là 0,3g muối hoặc ít hơn trên 100g thực phẩm (hoặc 0,1g natri)
Nhu cầu muối của trẻ sơ sinh
Dưới đây là hướng dẫn về nhu cầu muối của trẻ sơ sinh được các chuyên gia khuyến nghị:
– Trẻ em dưới 1 tuổi: Ít hơn 1g muối hoặc 0,4g natri mỗi ngày
– Trẻ em 1 – 3 tuổi: Ít hơn 2g muối hoặc 0,8g natri mỗi ngày
– Trẻ em 4 – 6 tuổi: Ít hơn 3g muối hoặc 1,2g natri mỗi ngày
Ăn quá nhiều muối có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ?
Ăn quá nhiều muối thường xuyên, hoặc thậm chí trong vài ngày, có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày, mất nước và tiêu chảy (phân ướt và lỏng), lâu dài hơn, nó còn có thể dẫn đến co giật và huyết áp cao, gây căng thẳng hơn cho cơ tim của trẻ. Nếu bạn nghi ngờ con mình đã ăn quá nhiều muối, hãy đến gặp chuyên gia y tế càng sớm càng tốt.
Làm thế nào để làm cho món ăn của bé ngon miệng mà không bổ sung muối?
Bạn có thể cảm thấy thức ăn trẻ em có vị nhạt khi thiếu muối nhưng đừng lo lắng, em bé của bạn không thể phân biệt được chúng. Hầu hết các bà mẹ thường muốn thêm muối vì trẻ không chịu ăn khi bắt đầu ăn thức ăn đặc. Trẻ có thể từ chối thức ăn do sự thay đổi đột ngột từ sữa mẹ / sữa công thức. Vì vậy hãy tự tin cho chúng ăn. Nếu bé vẫn thấy thức ăn nhạt nhẽo khi không có muối, hãy thử tạo hương vị cho thức ăn bằng cách thêm gia vị như gừng, tỏi, hạt thìa là, hạt tiêu, hạt vừng,… với số lượng ít.
Thêm quá nhiều muối vào thức ăn của trẻ có thể không an toàn cho trẻ. Vì trẻ sơ sinh nhận được lượng chất dinh dưỡng bao gồm cả natri cần thiết từ sữa mẹ. Do đó, không cần thiết phải cung cấp thêm muối cho trẻ sơ sinh. Lượng muối dư thừa có thể gây hại cho trẻ vì các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển đầy đủ để xử lý lượng muối quá mức trong chế độ ăn.
Làm thế nào để giúp con trẻ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
Hoàng Hà Linh – Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Theo Healthline