Người viêm loét dạ dày nên ăn gì?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

BỆNH LÀ GÌ? có tổn thương ở niêm mạc dạ dày từ nhẹ (viêm xung huyết) đến nặng (loét, chảy máu), do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh thường có dấu hiệu đầy bụng khó tiêu, đau thượng vị khi đói hoặc khi no, nặng thì đau cả ngày đêm. Chẩn đoán chính xác nhất là nội soi dạ dày.

NGUYÊN NHÂN và yếu tố liên quan: nhiễm vi khuẩn HP, tăng tiết acid dạ dày do căng thẳng thần kinh, do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, lạm dụng rượu bia thuốc lá, lạm dụng sử dụng thuốc tây y không đúng theo chỉ định…

CHẾ ĐỘ ĂN ĐÚNG là rất quan trọng giúp khỏi bệnh, phòng bệnh tái phát, cần chú ý trong suốt cuộc đời. Trong giai đoạn viêm cần chú ý các thức ăn mềm, dễ tiêu, không gây kích thích niêm mạc dạ dày, giàu các chất dinh dưỡng giúp dạ dày hồi phục nhanh.

THỰC PHẨM KIÊNG KỴ: thực phẩm gia vị cay, chua, nóng, đồ ăn thức uống rắn, khó tiêu, kích thích dạ dày tăng co bóp; không để dạ dày quá đói hoặc quá no; Đồ gia vị chua cay nóng; ớt, tiêu, dấm, tỏi; các món chua như bún, dưa cà. Đồ khô quá cứng (gân, sụn), dai hoặc ướp muối mặn như giăm bông, lạp xường, thịt quay rán nhiều mỡ khó tiêu. Đồ uống có cồn như rượu bia, nước có gaz, nước chanh cam chua, nước dứa, cà phê đặc. Thực phẩm sống, dễ nhiễm khuẩn, kém vệ sinh: hải sản sống, tiết canh, rau sống chưa rửa sạch.

THỰC PHẨM NÊN ĂN: Ngũ cốc: cơm gạo, ngô khoai, mỳ… khi đau có thể ăn cháo, nhai kỹ miếng bánh mỳ hoặc cơm, bánh ngũ cốc để trung hòa acid dạ dày; Nhóm trứng sữa và chế phẩm sữa đều tốt, chúng tạo lớp màng bọc bao phủ bảo vệ vết loét, giảm cơn đau. Sữa chua ăn được nhưng không nên ăn khi đói; Các loại rau quả tươi, non, mềm cung cấp vitamin chất khoáng giúp mau lành vết thương.

CÁCH CHẾ BIẾN: Cơm hoặc đồ ăn phải mềm, cơm có thể hơi nát tùy thói quen; Tăng các món hấp luộc, nấu canh; giảm quay rán; giảm tẩm ướp gia vị cay nóng chua; Không ăn quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc thức ăn giữ tủ lạnh lâu dễ nhiễm khuẩn; Thay dầu cho dùng mỡ khi xào nấu; không nên quá mặn.

THÓI QUEN NẾP SỐNG KHOA HỌC: Ăn 3 bữa chính, thêm 2-3 bữa phụ, không no dồn đói góp (quá no hoặc quá đói); Chú ý giấc ngủ đầy đủ, tránh các tác nhân gây căng thẳng Stress; Tập luyện thể dục hàng ngày rèn luyện thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, chú ý các môn đi bộ, chạy, yoga, dưỡng sinh. Giảm hoặc hạn chế tối đa rượu bia và đồ uống có cồn, cà phê trà đặc.

KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ phát hiện sớm bệnh, theo dõi tiến triển, và dùng thuốc theo hướng dẫn của Bác sỹ. Để lâu bệnh có thể chuyển thành Ung thư.

Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, phù hợp cho sức khỏe cả gia đình? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh – Trưởng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY