Xét nghiệm mỡ máu để làm gì?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu – một thành phần quan trọng trong cơ thể người. Khi chỉ số lipid trong máu này quá cao sẽ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ rất nguy hiểm. Vì thế, việc xét nghiệm mỡ máu là quan trọng và cần thiết trong mỗi lần khám bệnh định kỳ hoặc nghi ngờ bị mỡ máu.

Xét nghiệm mỡ máu để làm gì?

Bộ xét nghiệm mỡ máu là gì?

Bộ mỡ, hay mỡ máu, lipid máu là thành phần quan trọng trong cơ thể người, có vai trò trong cấu trúc tế bào, đặc biệt là cấu trúc màng tế bào và giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. 

Mỡ máu bao gồm nhiều thành phần trong đó chủ yếu là Cholesterol. Đây là một chất rất quan trọng với cơ thể con người, giúp chúng ta phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Cholesterol có mặt trong nhiều bộ phận như cấu trúc màng tế bào, tiền chất tạo vitamin D và một số hormone… Tuy nhiên, Cholesterol lại rất có hại khi có sự rối loạn giữa các loại Cholesterol với bệnh lý điển hình gây ra là xơ vữa động mạch.

Lipid không tan trong máu nên cần kết hợp với protein tạo thành lipoprotein để dễ dàng di chuyển trong máu. Vì vậy, khi xét nghiệm mỡ máu ngoài xét nghiệm Cholesterol toàn phần, người ta còn phân tích cholesterol theo các loại Lipoprotein với 2 loại quan trọng là  LDL – c (Lipoprotein tỉ trọng thấp) tức mỡ xấu và HDL-C (Lipoprotein tỉ trọng cao) tức mỡ tốt. Ngoài Cholesterol, Triglycerides cũng là một loại mỡ trong cơ thể, còn được gọi là chất béo trung tính, đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất. Nhưng nếu chỉ số tăng cao sẽ gây xơ vữa mạch. Tăng triglycerid thường gặp ở người bị béo phì, lười vận động, đái tháo đường, uống nhiều rượu bia và hút nhiều thuốc lá.

Xét nghiệm bộ mỡ máu là bộ xét nghiệm gồm 4 chỉ số quan trọng đó là: Triglyceride , cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c) và HDL-cholesterol (HDL-c).

Khi nào cần thực hiện bộ xét nghiệm mỡ máu?

Xét nghiệm mỡ máu là một xét nghiệm quan trọng thường được chỉ định khi:

– Kiểm tra sức khỏe định kì

– Các đối tượng ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi

– Người nghi rối loạn chuyển hóa lipit, người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao

– Một số người bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch,…

Xét nghiệm mỡ máu giúp phân tầng nguy cơ cho các đối tượng, từ đó có phương pháp dự phòng và điều trị hợp lý. 

Quy trình lấy mẫu và những lưu ý khi làm xét nghiệm

Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch cho vào ống nghiệm chuyên dụng và đem đi phân tích.

Một số lưu ý trước khi làm xét nghiệm:

Nhịn ăn: Kết quả xét nghiệm mỡ máu chính xác khi người bệnh không dung nạp bất kỳ loại thực phẩm nào vào cơ thể trong vòng từ 8 – 12 giờ. Bởi thực phẩm có chứa nhiều lipid và các chất dinh dưỡng chuyển hóa thành đường glucose trong máu tăng, gây rối loạn các chỉ số, dẫn đến sự sai lệch trong kết luận bệnh. 

Bệnh nhân không uống sữa, thuốc, nước ngọt, cà phê, hút thuốc,…: Bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, thức uống có ga, có cồn hoặc chất kích thích, … trước khi xét nghiệm 24 giờ. Các loại nước này sẽ tác động đến chỉ số sinh hóa máu nên kết quả xét nghiệm không chính xác.

Uống đủ nước: Do phải để bụng rỗng nên việc bổ sung đủ nước là điều cần thiết, tránh nguy cơ bị mệt trong lúc chờ đợi. Hơn nữa, dung nạp đủ nước cho cơ thể cũng có thể giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, lo âu trong quá trình chờ đợi kết quả xét nghiệm mỡ máu.

Thời điểm lấy máu xét nghiệm: Nồng độ một số chất có thể thay đổi tùy vào thời điểm lấy máu. Ví dụ, nồng độ cortisol, sắt huyết thanh và glucose cao nhất vào buổi sáng 6 – 8 giờ và giảm dần vào buổi chiều và nửa đêm. Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất vào buổi sáng.

Thuốc: Một số loại thuốc ảnh hưởng đến kết quả mỡ máu như thuốc an thần, thuốc chẹn bêta giao cảm, steroid tăng chuyển hóa, disulfiram, lansoprazol, levodopa, lithium, thuốc ngừa thai uống… Nên ngừng sử dụng thuốc trước khi lấy máu

Đánh giá kết quả

Xét nghiệm Cholesterol

Giá trị bình thường: 3.1 -5.2 mmol/L

Tăng trong các trường hợp: Khẩu phần dinh dưỡng giàu cholesterol và acid béo bão hòa; bệnh vữa xơ động mạch, bệnh tim mạch, bệnh béo phì,…

Giảm trong trường hợp: Suy dinh dưỡng, giảm hấp thụ (cắt đoạn ruột, viêm tụy mạn), bệnh gan nặng gây suy tế bào gan, điều trị bằng các thuốc làm giảm lipid máu, thiếu máu do tan máu,….

Xét nghiệm Triglycerid

Giá trị bình thường: 0.46 – 1.88 mmol/L

Tăng trong các trường hợp: chế độ ăn (tỷ lệ protein thấp, tỷ lệ carbohydrat cao), tăng lipoprotein máu có tính gia đình (typ I, lib, III và V), nghiện rượu, xơ gan,  ĐTĐ, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,…

Giảm trong các trường hợp: chế độ ăn (tỉ lệ mỡ thấp), suy dinh dưỡng, cường giáp, hội chứng giảm hấp thu, nhồi máu não,…

Xét nghiệm HDL-Cholesterol

Giá trị bình thường: ≥ 0.9 mmol/L

HDL-c tăng: ít nguy cơ gây xơ vữa động mạch.

HDL-c giảm: dễ có nguy cơ gây xơ vữa động mạch, hay gặp trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực,…

Xét nghiệm LDL-Cholesterol

Giá trị bình thường: ≤ 3.4 mmol/L

LDL-c tăng xảy ra trong các trường hợp: xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh béo phì,…

LDL-c giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp,..

Khi nồng độ LDL xuất hiện nhiều trong máu, lắng đọng lại ở thành mạch của tim và não, lâu ngày sẽ hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này khiến mạch máu bị hẹp và tắc, thậm chí là vỡ đột ngột gây nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não rất nguy hiểm. Vì vậy, đây là chỉ số rất quan trọng cần được theo dõi sát sao. Chỉ số càng lớn đồng nghĩa với nguy cơ càng tăng, khi đạt đến mức tối đa sẽ rất nguy hiểm.

Xét nghiệm bộ mỡ máu tại Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM

Viam Clinic là một địa chỉ khám uy tín, tin cậy, hiện đại tại Hà Nội. Tới đây, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe toàn diện qua chỉ số nhân trắc, phỏng vấn chế độ ăn, xét nghiệm máu và gặp chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu. Qua đó, bạn sẽ được tư vấn và xây dựng một chế độ ăn uống chính xác phù hợp cho riêng bạn. Bữa ăn khoa học phù hợp dinh dưỡng và tập luyện thể dục hàng ngày là rất cần cần thiết để đảm bảo sức khỏe tốt, ổn định các chỉ số mỡ máu, giúp mỗi người chủ động hơn trong ngăn ngừa những bệnh lý do rối loạn chuyển hóa mỡ gây ra.

Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, phù hợp cho sức khỏe cả gia đình? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

KTV. Bùi Thị Thương – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY