Có nên đánh thức trẻ dậy để ăn đêm? Trẻ cần mấy giấc ngủ ngắn trong ngày? Khi nào thì trẻ có thể ngủ cả đêm mà không cần thức dậy để ăn? Dưới đây là những giải đáp cho những câu hỏi phổ biến nhất về giấc ngủ của trẻ nhỏ cho những phụ huynh lần đầu làm cha mẹ.
Contents
- 1 Khi nào trẻ có thể ngủ suốt đêm?
- 2 Những giấc ngủ ngắn của trẻ nên kéo dài bao lâu?
- 3 Có nên đánh thức trẻ để cho bú không?
- 4 Có cần phải tuân theo một lịch trình ngủ nghiêm ngặt không?
- 5 Khi nào và làm cách nào để trẻ có thể bắt đầu ngủ xuyên đêm?
- 6 Có nên để trẻ tự khóc rồi tự chìm vào giấc ngủ không?
- 7 Cho trẻ ngủ chung giường với cha mẹ liệu có an toàn?
- 8 Cách an toàn nhất để đặt trẻ nằm ngủ?
Khi nào trẻ có thể ngủ suốt đêm?
Một số trẻ có thể ngủ suốt ngày đêm trong vòng một hoặc hai tuần sau khi sinh. Nhưng hầu hết trẻ chưa phân biệt rõ ngày đêm lúc mới sinh nên thường ngủ nhiều hơn vào ban ngày và ít hơn vào ban đêm. Từ khoảng 4 tháng trẻ có thể ngủ một giấc dài 10-12 tiếng mỗi đêm, nhưng khi trẻ ngủ được 5 tiếng mẹ có thể đánh thức cho trẻ ăn bữa đêm và sau đó để trẻ ngủ một mạch đến sáng mà không cần đánh thức.
Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu con bạn chưa ngủ được một giấc dài như vậy khi được 4 tháng. Cha mẹ có thể giúp cho trẻ có một giấc ngủ dài vào ban đêm bằng cách tạo không gian ngủ tối yên tĩnh thoải máu và không cần đánh thức trẻ dậy để cho ăn và điều chỉnh bằng những bữa ăn khác vào ban ngày.
Những giấc ngủ ngắn của trẻ nên kéo dài bao lâu?
Thông thường, khi mới chào đời, cuộc sống của trẻ xoay quanh ăn và ngủ nên vì vậy cha mẹ thường không phân biệt đâu là giấc ngủ ngắn của trẻ. Nhưng giai đoạn từ một đến sáu tháng tuổi, trẻ sơ sinh có xu hướng hình thành thói quen với ba giấc ngủ ngắn trong ngày, trong đó mỗi giấc ngủ ngắn có thể kéo dài một hoặc hai giờ, sau đó khi bước sang 1 tuổi trẻ duy trì ngủ trưa ngày 1 lần. Hầu hết trẻ em mất nhu cầu ngủ trưa vào khoảng 5 tuổi.
Có nên đánh thức trẻ để cho bú không?
Vài tuần đầu sau sinh trẻ thường có giai đoạn giảm cân sinh lý, trẻ thường giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể. Vậy nên trong giai đoạn này bạn nên đánh thức trẻ để cho trẻ bú vào bên đêm khi thấy trẻ chưa tăng trở lại cân nặng khi sinh. Ngoài ra, nếu trẻ ngủ vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, bạn nên đánh thức trẻ dậy tránh để lần cuối trẻ ăn không quá 4 tiếng. Nhìn chung, bạn không nên đánh thức trẻ vào ban đêm để trẻ có thể tự tạo lịch ngủ cho mình. Việc đánh thức trẻ trong ngày cũng không cần thiết, vì hầu hết chúng sẽ tự thức dậy. Nếu bạn nhận thấy rằng trẻ ngủ ngày nhiều hơn đêm thì hãy đánh thức trẻ vào ban ngày, để chúng không bị lẫn lộn giữa ngày và đêm.
Có cần phải tuân theo một lịch trình ngủ nghiêm ngặt không?
Cha mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ có thể tự hình thành một thói quen đi ngủ. Cha mẹ nên cố gắng nắm bắt một số thói quen và lịch trình giấc ngủ của trẻ nhưng không cần thiết phải chuẩn mực đến từng phút.
Khi nào và làm cách nào để trẻ có thể bắt đầu ngủ xuyên đêm?
Hãy tạo không gian ngủ tối và yên tĩnh thoải mái phù hợp cho giấc ngủ của trẻ, trước khi ngủ bạn có thể tắm cho trẻ, đọc một cuốn sách, hoặc đánh răng cho trẻ. Nếu trẻ quấy khóc hay gắt ngủ mẹ có thể vỗ về trước khi đặt trẻ vào cũi. Mẹ cũng không nên tạo thói quen đung đưa bế ngủ để tránh cho trẻ bị lệ thuộc vào điều đó.
Nhiều cha mẹ sẽ không muốn ru trẻ ngủ bằng cách cho bú hoặc bế ru ngủ mà muốn trẻ tự tìm ra cách đưa mình vào giấc ngủ. Vậy bạn có nên đánh thức trẻ nếu lúc đó trẻ ngủ quên không? Không, đặc biệt là trong tháng đầu tiên; không thể tránh được việc trẻ ngủ quên trong khi đang bú hay trong khi mẹ đung đưa. Nhưng sau tháng đầu tiên, nếu trẻ ngủ gật khi bạn đang cho trẻ bú, hãy ngừng việc cho con bú và đưa chúng đi ngủ hãy cho bé đi ngủ sớm hơn, để bé nằm trong phòng tối yên tĩnh giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Đừng đợi đến khi trẻ thực sự quấy khóc bạn mới đưa trẻ vào giấc ngủ; cố gắng đi trước một bước và tìm dấu hiệu trẻ buồn ngủ trước khi chúng tỏ ra cáu kỉnh.
Khi trẻ đã bước vào giai đoạn ăn nhiều hơn vào ban ngày và chúng không cần thức dậy và ăn vào ban đêm thì đó là một tín hiệu tốt. Nhưng bạn đừng cho trẻ ăn quá nhiều để khuyến khích trẻ ngủ qua đêm. Một số phụ huynh cố gắng cho trẻ bú hoặc ăn ngay trước khi ngủ thật nhiều điều này có thể phản tác dụng vì bé có thể không tiêu hóa hết được lượng sữa và thức ăn đó khi ngủ. Hãy cố gắng chờ cho đến khi bé đi vào nề nếp sẽ ăn nhiều hơn vào ban ngày.
Có nên để trẻ tự khóc rồi tự chìm vào giấc ngủ không?
Điều này phụ thuộc vào từng bé và từng giai đoạn độ tuổi. Phương pháp “cry it out” hay còn gọi là “để bé khóc” đã được nghiên cứu từ khá lâu và cho hiệu quả với nhiều trẻ sơ sinh, nhưng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi thực hiện phương pháp này để biết liệu nó có phù hợp với em bé của bạn hay không. Một số em bé mệt mỏi và đi ngủ sau khi khóc, nhưng một số em lại càng tức giận hơn sau khi khóc. Vì vậy, việc để bé khóc sau đó tự ngủ có thể có tác dụng với nhiều trẻ sơ sinh nhưng không phải là sẽ hiệu quả với tất cả mọi trẻ. Và có một số trẻ khi tỉnh giấc bạn chỉ cần cho bú và sau đó trẻ sẽ tự đi ngủ. Thay vì từ chối cho trẻ ăn và để trẻ quấy khóc, tốt nhất bạn nên cho chúng ăn.
Nói chung, sau bốn tháng trở đi, trẻ thường sẽ không cần ăn nhiều vào ban đêm, vì vậy nếu chúng thức dậy và khóc và ngủ thiếp đi ngay sau khi chúng được cho bú sữa thì tức là chúng không đói, nhưng nếu chúng thức dậy và bú sữa một cách thèm thuồng thì chúng vẫn cần được cho bú vào ban đêm. Một nguyên tắc chung: 1-2 tiếng sau khi ngủ trẻ có thể không đói và không cần ăn, nhưng nếu đã hơn ba hoặc bốn tiếng thì chúng có thể đói .
Cho trẻ ngủ chung giường với cha mẹ liệu có an toàn?
Cho trẻ ngủ chung giường với cha mẹ là điều không được khuyến khích. Có nhiều nguy cơ có thể xảy ra với trẻ khi ngủ chung giường với cha mẹ như trẻ có thể bị ngạt, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) và rơi khỏi giường của người lớn khi nằm chung giường.
Nếu bạn đang cho con bú thường xuyên và bạn muốn em bé gần gũi với mình để tiện cho con bú, bạn có thể kê giường ngủ của trẻ cạnh giường của bạn, bạn có thể để trống một bên cũi của trẻ và đặt nó ngay bên cạnh giường người lớn, nâng nó lên ngang với chiều cao của giường, điều này khiến trẻ vẫn có thể ở bên cạnh bạn nhưng trong cũi của trẻ còn người lớn không thể vô tình lăn lên người bé.
Cách an toàn nhất để đặt trẻ nằm ngủ?
Luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, không bao giờ nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Nguy cơ gặp phải hội chứng đột tử khi ngủ (SIDS) sẽ tăng cao nếu trẻ nằm sấp hoặc nằm nghiêng (trẻ có thể lăn sấp nếu nằm nghiêng). Và hãy lưu ý điều này với những người thường xuyên chăm trẻ.
Bạn hãy tích cực cho trẻ nằm sấp khi trẻ thức. Thời gian nằm sấp khi thức giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất ở trẻ- một đứa trẻ sẽ không thể lẫy hoặc bò ngay nếu chúng không có thời gian nằm sấp. Ngoài ra, đầu trẻ có thể bị bẹp hoặc bị hói do cọ đầu vào nệm, nếu trẻ nằm ngửa quá nhiều thời gian và giữ nguyên 1 tư thế. Những điều này không nguy hiểm, thi thoảng bạn cũng có thể thay đổi tư thế nằm cho trẻ.
Làm thế nào để giúp con trẻ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
BS. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo WebMD