Trẻ không chịu bú bình? Hãy thử những mẹo này

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Khi trẻ đang bú mẹ việc cố gắng cho trẻ bú bình có thể là thách thức. Tương tự như vậy, việc đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức có thể dẫn đến khó khăn ngay cả đối với những trẻ đã quen với việc bú bình.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM khuyên bạn, tốt nhất trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ không có sữa hay vì một lý do nào trẻ không bú được sữa mẹ thì sữa công thức là một sự thay thế tuyệt vời. Ngoài ra, sữa công thức không phải là lý do duy nhất để sử dụng bình sữa. Nhiều bậc cha mẹ đang cho con bú muốn kết hợp cả việc cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ để có sự linh hoạt. Bất cứ khi nào bạn bắt đầu sử dụng bình sữa, có thể vô cùng bực bội khi trẻ ngoan cố không chịu bú. Nhưng với sự tận tâm, kiên nhẫn và tình yêu thương bạn có thể làm quen với việc cho bé bú bình.

Nếu con của bạn không chịu bú bình, hãy thử ngay những mẹo này của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM nhé!

Những lý do nào khiến bé không chịu bú bình?

Vì trẻ sơ sinh không thể giao tiếp rõ ràng, nên cha mẹ và người chăm sóc sẽ băn khoăn và đoán xem tại sao trẻ từ chối bú bình. Những lý do sau đây là một số trong những điều phổ biến nhất cần lưu ý nếu trẻ không chịu bú bình:

– Trẻ mới cai sữa và muốn tiếp tục bú mẹ

– Trẻ chưa đói và chưa muốn bú.

– Trẻ bị ốm, đau bụng hoặc không đủ sức khỏe để bú.

– Tư thế cho trẻ bú không thoải mái.

– Trẻ không thích nhiệt độ, hương vị hoặc kết cấu của sữa.

– Trẻ không thích kết cấu hoặc cảm giác của bình sữa

– Tùy thuộc vào kinh nghiệm của bạn về việc cho trẻ bú có thể tìm ra lý do cụ thể khiến trẻ từ chối bú bình. Khi biết lý do trẻ từ chối có thể giúp bạn hiểu rõ hơn để tìm ra cách khắc phục.

Một số biện pháp hỗ trợ trẻ bú bình

Một số cách phổ biến và hiệu quả nhất có thể thử để giúp trẻ chấp nhận bú bình được gợi ý bởi Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM, mẹ nên tham khảo nhé:

– Từ từ và dần dần chuyển từ bú mẹ sang bú bình.

– Chờ cho đến khi trẻ thực sự đói trước khi cho ăn.

– Thử thay đổi kích thước và hình dạng bình sữa, núm vú để xem phản ứng của trẻ

– Thử nhiệt độ của sữa. Sữa mẹ ấm, vì vậy hãy đảm bảo rằng bình sữa không quá nóng hoặc quá nguội.

– Nếu trẻ đang mọc răng, hãy thử thay đổi nhiệt độ của sữa (trẻ mọc răng đôi khi thích sữa lạnh hơn), xoa bóp nướu hoặc cách khác giúp trẻ giảm đau khi răng mới nhú ra.

– Bế trẻ ở một tư thế bú khác phù hợp

– Thay đổi người cho trẻ ăn. Điều này có thể hữu ích trong quá trình chuyển đổi từ bú mẹ sang bú bình.

– Trước khi thay đổi sữa công thức bạn đang sử dụng, có thể nói chuyện với bác sĩ. Có nhiều loại công thức khác nhau được tùy chỉnh theo nhu cầu khác nhau, nhưng thay đổi quá nhiều loại sữa có thể gây ra những thách thức khác.

Các mẹo khác

Ngoài các biện pháp khắc phục ở trên, điều quan trọng là cố gắng có một cách tiếp cận bình tĩnh và nhất quán đối với việc cho trẻ bú bình. Đôi khi, sự thất vọng của chính bạn với việc bú bình có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và khiến trẻ khó thay đổi hơn. Nói chung, hãy cố gắng làm theo các mẹo sau khi trẻ quấy khóc:

– Duy trì một thói quen thoải mái xung quanh giờ ăn.

– Tránh gây xao nhãng, chẳng hạn như sử dụng điện thoại, tivi, âm nhạc và đồ chơi khi cho trẻ bú bình.

– Cho trẻ ăn đều đặn trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 giờ.

– Hãy bình tĩnh và kiên định. Đừng trở nên tức giận, lo lắng hoặc quá phấn khích với việc cho trẻ ăn.

– Giới hạn giờ ăn trong 30 phút.

– Cố gắng tránh thất vọng trong khi cho ăn. Cân nhắc nhờ người chăm sóc khác đưa bình sữa nếu bạn cần nghỉ ngơi.

>> Có thể bạn quan tâm: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em theo từng độ tuổi

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Mặc dù đôi khi trẻ từ chối bú bình là điều bình thường, nhưng có một số trường hợp trẻ bỏ bú nhiều ngày có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống hoặc một căn bệnh cần được chăm sóc y tế. Khoảng từ 1-5% trẻ bị rối loạn ăn uống đặc trưng bởi không thể tiêu thụ đủ lượng thức ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng. Ăn đủ chất là hoàn toàn cần thiết cho một em bé đang lớn. Nếu bạn nghĩ rằng trẻ đang bị rối loạn bú khiến trẻ khó tăng cân, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Rối loạn ăn uống trong thời thơ ấu là một vấn đề sức khỏe quan trọng. Về mặt ngắn hạn, trẻ bị rối loạn ăn uống sẽ bị thiếu dinh dưỡng và sụt cân. Nhưng về lâu dài, bé có thể bị chậm phát triển, các vấn đề về chức năng nhận thức, chậm phát triển thần kinh và suy giảm hành vi hoặc cảm xúc. Hãy gọi cho bác sĩ nếu ngoài việc từ chối bình sữa, con bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây: sốt, nôn mửa, khóc liên tục, bệnh tiêu chảy, khó thở…

Trẻ không chịu bú bình là vấn đề thường gặp. Đừng quá lo lắng nếu bé đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển sang bú bình. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau mà bạn có thể thực hiện để khắc phục vấn đề và nếu lo lắng về bất kỳ thói quen ăn uống nào của con mình, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Với sự kiên định, quyết tâm và dành nhiều sự quan tâm cho bé, bạn có thể giúp con vượt qua những trở ngại và lo lắng khi bú bình.

Làm thế nào để giúp con trẻ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935 183 939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

ThS. BS. Thanh Hằng

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

(Tổng hợp từ Healthline)



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY