Dấu hiệu rối loạn ăn uống ở trẻ em

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Ngày càng nhiều trẻ em mắc phải các rối loạn ăn uống hơn trước, do đó, cha mẹ cần phải biết rõ các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc rối loạn ăn uống. Cùng tìm hiểu về chủ đề này với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM nhé! 

Có ít nhất khoảng 30 triệu người mắc phải chứng rối loạn ăn uống ở tất cả các độ tuổi và tất cả các giới tính tại Mỹ. Số ca được chẩn đoán mắc rối loạn ăn uống ở trẻ em tại Mỹ cũng đang ngày một tăng lên. Nguyên nhân một phần là do việc sàng lọc tốt hơn và mọi người ngày càng cởi mở hơn khi đề cập đến vấn đề này.

Cha mẹ của trẻ mắc các rối loạn về ăn uống rất cần sự giúp đỡ của các chuyên gia để có thể giải quyết các vấn đề về chế độ ăn, tâm lý và bệnh lý của trẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng có khả năng biểu lộ các vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Do vậy, cha mẹ cần lưu ý đến các dấu hiệu thầm lặng của chứng rối loạn ăn uống dưới đây.

Thay đổi cân nặng bất thường

Trẻ thường sẽ tăng cân theo một cách có thể dự đoán được và nếu trẻ không tăng cân hoặc nghiêm trọng hơn là trẻ bị sụt cân thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo. Rối loạn ăn uống ở thanh thiếu niên và người trưởng thành thường được chẩn đoán một phần là do tình trạng sụt cân nghiêm trọng (mà không liên quan đến các tình trạng bệnh lý). Với trẻ em, sẽ hơi khác một chút. Trẻ có thể sẽ không bị sụt cân quá nhiều nhưng trẻ sẽ không thể đạt được cân nặng phù hợp với chiều cao. Bất cứ sự thay đổi cân nặng nào mà không giải thích được (như tăng cân, giảm cân hoặc giữ cân) đều có thể phản ánh các vấn đề về ăn uống.

Tránh bữa ăn gia đình

Các bữa ăn gia đình sẽ khuyến khích hành vi ăn uống lành mạnh ở trẻ em, nhưng một số trẻ mắc rối loạn ăn uống sẽ có thể có nhiều cách để tránh các bữa ăn với gia đình. Trẻ có thể sẽ khăng khăng nói rằng trẻ sẽ ăn với bạn, từ chối ăn trước mặt các thành viên gia đình. Các đồ ăn yêu thích của trẻ trước kia nay có thể trở nên “không lành mạnh” trong suy nghĩ của trẻ. Một dấu hiệu khác là trẻ bỗng nhiên rất quan tâm đến việc thức ăn được chế biến như thế nào (rán hay nướng, có thêm bơ hay không…v…v), trẻ ám ảnh về kích thước khẩu phần ăn (quá nhiều hoặc quá ít đồ ăn) và bắt đầu đọc đi đọc lại các nhãn của các loại thực phẩm.

Thực hiện một chế độ ăn đặc biệt

Trẻ bỗng nhiên yêu thích hoặc say mê thực hiện một chế độ ăn uống lỗi mốt nào đó hoặc một chế độ ăn uống có vẻ “lành mạnh” do một lý do khác, không phải để giảm cân (ví dụ vì môi trường), thì đây có thể là một cảnh báo với cha mẹ. Trẻ cũng có thể sẽ khẳng định rằng trẻ sợ một số loại thực phẩm nào đó. Nhiều trẻ bị rối loạn ăn uống tin rằng trẻ có thể giảm cân bằng cách ăn chay và/hoặc coi chế độ ăn là lý do biện minh cho việc bỏ bữa tại nhà.

Bị mất đồ ăn trong nhà

Rối loạn ăn uống ở trẻ em xuất hiện dưới rất nhiều hình thức. Trẻ mắc chứng ăn uống vô độ (cũng được coi là chứng rối loạn ăn uống) có thể sẽ giấu đồ ăn trong phòng và bí mật ăn uống khi không có ai ở xung quanh cả. Chứng ăn uống vô độ thường bao gồm các hành vi ăn một lượng lớn thực phẩm một cách rất nhanh. Vì trẻ thường thực hiện các hành vi này một mình, nên cha mẹ có thể không nhận ra rằng việc tăng cân của trẻ là hậu quả của việc ăn uống vô độ. Các dấu hiệu khác của chứng ăn uống vô độ là tự gây nôn, sử dụng thuốc nhuận tràng sai cách và cảm thấy tội lỗi khi ăn.

Tăng cường hoạt động thể chất

Trẻ mắc phải các rối loạn ăn uống có thể sẽ tập luyện thể thao một cách cưỡng chế. Tập luyện thể thao cưỡng chế không phải lúc nào cũng đi kèm với rối loạn ăn uống nhưng 2 vấn đề này thường sẽ đi đôi với nhau. Trong chứng rối loạn ăn uống tâm thần, tập luyện quá nhiều thường bắt đầu vì trẻ coi đó là một cách để kiểm soát cân nặng và việc tập luyện của trẻ sẽ ngày càng trở nên cực đoan hơn. Với những người trẻ mắc chứng ăn uống vô độ, họ có thể coi tập thể dục là một cách để bù đắp cho việc ăn uống không kiểm soát của họ. Tập yoga là một cách tốt để giúp trẻ luyện tập và tăng khả năng tự tin.

Bỗng nhiên quan tâm đến vẻ bề ngoài

Trẻ bỗng nhiên dành nhiều thời gian đứng trước gương hơn hoặc bỗng nhiên yêu thích một cách bất thường với việc đứng lên cân có thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Mặc dù trẻ, đặc biệt là những trẻ ở tuổi dậy thì, thường sẽ cảm thấy tự ti hoặc thiếu tự tin về cơ thể, nhưng việc trẻ thường xuyên tránh tham gia các bữa tiệc, tránh đi biển, thường mặc quần áo rộng thùng thình để che giấu cơ thể có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống.

Thay đổi về thái độ

Trẻ trở nên thu mình hơn hoặc dễ bị kích động hơn hoặc tự cô lập mình khỏi xã hội thường không nhất thiết là mắc các chứng rối loạn ăn uống nhưng thường là do thay đổi cảm xúc ở những trẻ bị rối loạn ăn uống. Cha mẹ nên lưu ý đến các thay đổi không giải thích được về tâm trạng, thái độ và hoặc các mối quan hệ của trẻ. Trẻ thường học rất tốt ở trường bắt đầu sẽ bị điểm kém. Trẻ thường có nhiều bạn bắt đầu sẽ tránh đến các bữa tiệc hoặc tự cô lập khỏi các hoạt động xã hội.

Đam mê nấu nướng

Nghe có vẻ rất kỳ lạ khi một người mắc rối loạn ăn uống lại đam mê nấu nướng, nhưng hiện tượng này vô cùng phổ biến. Hành vi này có thể liên quan đến nhu cầu muốn kiểm soát mọi thứ hoặc là một lời nhắc nhở từ não bộ, để báo rằng trẻ đang đói và cần phải ăn.

Cho dù bạn nhận thấy hành vi nào ở trẻ, thì điều quan trọng nhất bạn có thể làm là bắt đầu nói chuyện với trẻ. Trẻ càng nhận được sự giúp đỡ sớm, kết quả điều trị sẽ càng khả quan. Can thiệp sớm chính là chìa khóa giúp trẻ vượt qua được chứng rối loạn ăn uống. Cha mẹ là những người hỗ trợ trẻ rất đắc lực trong quá trình điều trị và có thể phối hợp với bác sĩ để đảm bảo rằng trẻ sẽ lấy lại được thói quen ăn uống lành mạnh.

Làm thế nào để giúp con trẻ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

ThS. Lưu Liên Hương – Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Tổng hợp từ The Healthy



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY