Để giảm mức cholesterol, tốt nhất bạn nên áp dụng chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Trong nhiều năm, nhiều chuyên gia y tế đã nghĩ rằng sử dụng thịt trắng thay thịt đỏ là một cách tốt. Tuy nhiên, nghiên cứu mới từ Viện nghiên cứu Bệnh viện Nhi Oakland cho thấy thịt trắng, chẳng hạn như thịt gia cầm, cũng có hại đến mức cholesterol trong máu như thịt đỏ. Cùng tìm hiểu với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM nhé!
Cả thịt đỏ và thịt trắng đều làm tăng mức cholesterol máu
Nếu bạn muốn kiểm soát mức cholesterol trong máu, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn quá nhiều các loại thịt, bất cứ loại thịt nào. Các protein không phải thịt – chẳng hạn như rau, sữa và các loại đậu – được chứng minh là có lợi cho mức cholesterol. Tuy nhiên, những phát hiện này ủng hộ các khuyến nghị hiện tại – chất béo bão hòa nói chung nên tránh càng nhiều càng tốt bất kể nguồn nào.
Thịt trắng cũng làm tăng mức cholesterol
Nghiên cứu được thực hiện trên 100 người trưởng thành khỏe mạnh. Nhóm đầu tiên ăn chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, trong khi nhóm thứ hai theo một chế độ ăn ít chất béo bão hòa. Những người tham gia sau đó tuân theo ba chế độ ăn khác nhau – chế độ ăn thịt đỏ, chế độ ăn thịt trắng và chế độ ăn kiêng protein không thịt – mỗi chế độ trong bốn tuần. Thịt bò, thịt gà chiếm phần lớn trong chế độ ăn thịt đỏ và thịt trắng. Các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu máu từ những người tham gia khi bắt đầu và kết thúc mỗi chế độ ăn để đo tổng lượng cholesterol cùng với lipoprotein mật độ thấp -loại cholesterol “xấu” có thể gây ra mảng bám tích tụ trong động mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nhóm nghiên cứu dự kiến phát hiện ra thịt đỏ có hại hơn thịt trắng. Tuy nhiên, họ phát hiện ra thịt đỏ và thịt trắng có tác động giống nhau đến mức cholesterol, bao gồm cả LDL. Nhóm tiêu thụ protein có nguồn gốc thực vật có mức LDL thấp hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy các loại thịt đỏ và trắng có hàm lượng chất béo bão hòa cao hơn sẽ làm tăng số lượng các phân tử LDL. Mặc dù những nghiên cứu như thế này giúp hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa việc tiêu thụ thịt và bệnh tim, nhưng cần nghiên cứu thêm những tác động của thịt đến sức khỏe.
Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là hai loại ‘cholesterol xấu’
Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là hai loại lipoprotein mang cholesterol và chất béo trung tính đi khắp cơ thể. Cholesterol là một chất béo giúp xây dựng tế bào, và chất béo trung tính là một loại chất béo dự trữ năng lượng trong tế bào của bạn. LDL sẽ giúp vận chuyển cholesterol trong khi VLDL sẽ vận chuyển chất béo trung tính. Mặc dù cơ thể chúng ta cần cả lipoprotein tỷ trọng rất thấp và lipoprotein tỷ trọng thấp, nhưng có quá nhiều có thể gây ra mảng bám tích tụ trong động mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. Các chuyên gia cho biết tăng LDL đã được chứng minh trong một số thử nghiệm quy mô lớn là có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mức độ chất béo trung tính cao cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đã chưa chứng minh được rằng việc giảm chất béo trung tính làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các hướng dẫn về chế độ ăn uống
Các hướng dẫn về chế độ ăn uống của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ gần đây đã thay đổi và không còn tập trung vào mức cholesterol và lipoprotein trong chế độ ăn. Theo các chuyên gia y tế, không có đủ bằng chứng khoa học để đưa ra một giới hạn đối với cholesterol. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên duy trì mức LDL dưới 100 mg/dl và mức chất béo trung tính thấp hơn 150 mg/dl. Nói chung, mức cVLDL và LDL của bạn càng thấp thì càng có ít mảng bám và nguy cơ mắc bệnh tim.
Chế độ ăn dựa trên thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Đại đa số các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng giàu trái cây, rau, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít chất béo. Nghiên cứu này bổ sung nhiều bằng chứng cho thấy các nguồn dinh dưỡng từ thực vật nên chiếm phần lớn trong chế độ ăn. Bệnh nhân nên cố gắng tránh nhiều thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn, có xu hướng chứa nhiều muối, đường và chất béo bão hòa, cũng như các sản phẩm động vật, đặc biệt là thịt đã qua chế biến. Mọi người cũng nên ăn nhiều chất xơ hơn, vì nó làm giảm mức cholesterol một cách tự nhiên. Tăng lượng chất xơ hòa tan làm giảm sự hấp thụ cholesterol từ thực phẩm – chẳng hạn như bột yến mạch, đậu tây và đậu lăng, bông cải xanh, táo, lê.
Tóm lại, nghiên cứu mới cho thấy thịt trắng có thể có tác động tương tự đến mức cholesterol trong máu như thịt đỏ. Mặc dù các hướng dẫn về chế độ ăn uống gần đây đã giảm giới hạn cholesterol, các chuyên gia y tế vẫn tiếp tục khuyên bệnh nhân nên duy trì mức LDL là 100 mg/dl hoặc thấp hơn. Nghiên cứu này bổ sung nhiều bằng chứng cho thấy việc tuân theo chế độ ăn uống dựa trên thực vật là lành mạnh nhất.
Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho các bệnh mạn tính? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
Hoàng Hà Linh
Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Tổng hợp từ Healthline