Giải đáp thắc mắc về cân nặng của trẻ

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất của các bậc cha mẹ đó là “Cân nặng phù hợp cho con tôi là bao nhiêu?”. Đây nghe chừng có vẻ là một câu hỏi đơn giản, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng trả lời. Cùng tìm hiểu với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM nhé!

Tăng trưởng và dậy thì

Không phải tất cả mọi người đều phát triển lớn lên theo cùng một lịch trình như nhau. Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể bắt đầu tạo ra các hormone gây ra những thay đổi về thể chất như phát triển ngực ở trẻ gái, tinh hoàn to ra ở trẻ trai, tăng chiều cao và cân nặng ở cả trẻ em trai và trẻ em gái.

Những thay đổi này sẽ tiếp tục diễn ra  trong vài năm. Một đứa trẻ trung bình có thể cao thêm  tới 25 cm trong giai đoạn dậy thì trước khi đạt đến chiều cao tối đa  khi trưởng thành. Một số trẻ bắt đầu phát triển dậy thì  bắt đầu từ lúc 8 tuổi nhưng một số lại bắt đầu giai đoạn này muộn hơn vào khoảng 14 tuổi, nên việc hai trẻ cùng giới và tuổi có cân nặng rất khác nhau là điều bình thường.

Chỉ số khối cơ thể là gì?

Chỉ số khối cơ thể hay gọi tắt là BMI, là một công thức mà các bác sĩ sử dụng để ước tính lượng mỡ cơ thể của một người nào đó. Công thức BMI sử dụng các phép đo chiều cao và cân nặng để tính chỉ số BMI. Mặc dù công thức giống nhau đối với người lớn và trẻ em, nhưng việc tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số BMI đối với trẻ em sẽ phức tạp hơn một chút.

Đối với trẻ em, chỉ số BMI được vẽ trên biểu đồ tăng trưởng thay đổi theo tuổi. Các biểu đồ BMI khác nhau được sử dụng cho trẻ em trai và trẻ em gái vì tốc độ tăng trưởng và lượng mỡ cơ thể khác nhau giữa trẻ trai và trẻ gái. Mỗi biểu đồ BMI được chia thành các phần trăm để so sánh các phép đo với trẻ em ở cùng độ tuổi và giới tính.

Phân loại cân nặng của trẻ theo BMI:

– Thiếu cân: BMI dưới khoảng bách phân vị 5 theo tuổi, giới tính và chiều cao.

– Cân nặng hợp lý: BMI trong khoảng bách phân vị 5-85

– Thừa cân: BMI trong khoảng bách phân vị 85 – 95

– Béo phì: BMI trên bách phân vị 95

Trước khi tính chỉ số BMI của con mình, bạn sẽ cần đo chiều cao và cân nặng chính xác. Cách tốt nhất để có được số đo chính xác là cho trẻ đi cân và đo ở phòng khám bác sĩ hoặc ở trường.

BMI cho chúng ta biết điều gì?

Bạn có thể tự tính chỉ số BMI, nhưng hãy cân nhắc nhờ bác sĩ giúp tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số này. Các bác sĩ không chỉ sử dụng BMI để đánh giá cân nặng hiện tại của trẻ. Bác sĩ sẽ xem xét đánh giá giai đoạn dậy thì của trẻ và sử dụng kết quả BMI từ những năm trước để theo dõi xem trẻ có bị thừa cân hay không. Việc phát hiện sớm tình trạng cân nặng của trẻ sẽ giúp các bậc cha mẹ có những thay đổi để tránh cho việc tăng cân trở thành vấn đề với trẻ.

Trẻ em và thanh thiếu niên thừa cân và béo phì đang xuất hiện các vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng, như bệnh tiểu đường typ 2, cholesterol cao và tăng huyết áp. Thanh thiếu niên thừa cân cũng có nhiều khả năng bị thừa cân khi trưởng thành. Và những người trưởng thành thừa cân có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch.

Mặc dù BMI có thể là một chỉ số tốt để dự đoán về lượng mỡ trong cơ thể, nhưng nó không phải lúc nào cũng nói lên toàn bộ câu chuyện. Người có khung xương to hoặc nhiều cơ bắp như vận động viên người chơi thể thao có thể có chỉ số BMI cao nhưng họ không có quá nhiều mỡ. Tương tự như vậy, một người có thân hình nhỏ nhắn có thể có chỉ số BMI bình thường nhưng vẫn có thể có quá nhiều mỡ trong cơ thể. Vậy nên bạn nên để các bác sĩ đánh giá chỉ số BMI của con bạn để có những nhận định chính xác hơn.

Khi trẻ thừa cân hoặc thiếu cân?

Nếu bạn nghĩ rằng con bạn đã tăng quá nhiều cân hoặc quá gầy, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ nắm được chiều cao và cân nặng của trẻ theo thời gian và biết liệu sự tăng trưởng cảu trẻ có diễn ra như bình thường hay không.

Nếu lo lắng về chiều cao, cân nặng hoặc chỉ số BMI của trẻ, bác sĩ có thể hỏi các câu hỏi về sức khỏe, hoạt động thể chất và thói quen ăn uống của trẻ và tiền sử bệnh của gia đình sau đó sẽ tổng hợp tất cả thông tin này lại với nhau để biết liệu có vấn đề về cân nặng hoặc tăng trưởng hay không.

Nếu cân nặng của trẻ không nằm trong ngưỡng khỏe mạnh, bác sĩ sẽ đưa ra các khuyến nghị cụ thể về chế độ ăn uống và tập thể dục. Điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần cho trẻ tuân theo kế hoạch về chế độ ăn uống sinh hoạt được bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng thiết kế cho trẻ. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt sẽ không cung cấp calo và các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể chúng cần để phát triển.

Nếu trẻ quá gầy thì sao? Hầu hết những đứa trẻ có cân nặng thấp hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi không phải là điều quá đáng ngại. Bởi chúng có thể trải qua tuổi dậy thì theo một lịch trình khác với một số bạn cùng tuổi, và cơ thể của trẻ có thể phát triển và thay đổi với một tốc độ khác. Hầu hết thanh thiếu niên nhẹ cân đều tăng cân khi kết thúc tuổi dậy thì trong những năm cuối tuổi thiếu niên và hiếm khi cần phải cố gắng tăng cân.

Nếu trẻ nhẹ cân hoặc giảm cân; mệt mỏi hoặc ốm nhiều; có các triệu chứng kéo dài như ho, sốt, tiêu chảy hoặc các vấn đề khác, hãy đưa trẻ đi khám. Trẻ em và thanh thiếu niên thiếu cân do rối loạn ăn uống , như biếng ăn hoặc ăn vô độ, cần được chăm sóc y tế.

Vai trò của gen

Di truyền đóng một vai trò trong việc phát triển chiều cao trọng lượng cơ thể của một người. Nhưng yếu tố gen không phải là yếu tố duy nhất và quyết định  – trẻ em có thể đạt và giữ cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống đúng cách và vận động thường xuyên. Gen không phải là thứ duy nhất mà các thành viên trong gia đình di truyền cho nhau, thói quen ăn uống không lành mạnh cũng có thể được di truyền. Thói quen ăn uống và tập thể dục của những người trong cùng một hộ gia đình có thể làm tăng nguy cơ bị thừa cân của các thành viên khác. Nếu cha mẹ ăn nhiều thức ăn hoặc đồ ăn vặt có hàm lượng calo cao hoặc lười tập thể dục, con cái của họ cũng có xu hướng làm như vậy.

Tuy nhiên bạn có thể thay đổi những thói quen này để tốt hơn. Ngay cả những thay đổi nhỏ, chẳng hạn như cắt giảm đồ uống có đường và đi bộ sau bữa tối, cũng có thể tạo nên sự thay đổi và ảnh hưởng tích cực đến trẻ.

Làm thế nào để giúp con trẻ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS. Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp từ Kid Health



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY