Say bột ngọt: Những điều bạn cần biết

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Một số người gặp các triệu chứng, chẳng hạn như đau đầu và đổ mồ hôi, sau khi ăn thực phẩm có chứa bột ngọt (MSG). Cùng tìm hiểu với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM nhé!

Bột ngọt là một loại phụ gia thực phẩm giúp tăng hương vị. Nó thường được sử dụng trong các nhà hàng và thực phẩm đóng gói sẵn. Trong khi có nhiều báo cáo về các triệu chứng do bột ngọt gây ra, nghiên cứu khoa học về hội chứng này còn hạn chế. Do đó, việc sử dụng bột ngọt vẫn còn gây tranh cãi, và một số nhà hàng quảng cáo là không có bột ngọt.

Các triệu chứng có thể gặp sau khi ăn bột ngọt là gì?

Có rất ít bằng chứng khoa học khẳng định mối liên quan giữa việc tiêu thụ bột ngọt với các triệu chứng cụ thể.

Các triệu chứng phổ biến nhất được báo cáo của phức hợp triệu chứng MSG bao gồm:

    • Khó thở
    • Tức ngực
    • Đỏ bừng mặt
    • Đau đầu
    • Tê hoặc đau rát trong miệng
    • Tăng nhịp tim
    • Đổ mồ hôi
    • Sưng mặt.

Hầu hết các triệu chứng không cần điều trị, nhưng nên đến phòng cấp cứu hoặc gọi 911 nếu bị đau ngực hoặc khó thở.

Nguyên nhân

Mặc dù triệu chứng trên có thể liên quan đến lượng bột ngọt tiêu thụ, các nhà nghiên cứu vẫn không chắc chắn nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Bột ngọt không ảnh hưởng đến hầu hết mọi người, nhưng một số người lại nhạy cảm hơn với nó hoặc các chất phụ gia thực phẩm khác.

Những điều cần biết về bột ngọt

Bột ngọt được làm từ glutamate, là một dạng của axit glutamic, một axit amin có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, là một chất điều vị thường được thêm vào các loại thịt đã qua chế biến. Cơ thể con người cũng sản xuất glutamate và cần nó cho một số chức năng, bao gồm học tập và ghi nhớ.

Bột ngọt được sử dụng để tăng hương vị và nó thường được thêm vào thực phẩm chế biến, súp và đồ hộp. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt và công nhận bột ngọt là an toàn. Tuy nhiên, do FDA đã nhận được nhiều báo cáo về phản ứng tiêu cực đối với bột ngọt, cơ quan quản lý yêu cầu các nhà sản xuất phải ghi thêm bột ngọt trên nhãn thực phẩm.

Điều trị

Phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của chúng.

Các triệu chứng nhẹ

Các triệu chứng nhẹ thường tự khỏi mà không cần điều trị. Một người có các triệu chứng này có thể cảm thấy dễ chịu hơn với các biện pháp như:

    • Uống nhiều nước
    • Nghỉ ngơi
    • Uống gừng hoặc trà bạc hà để giảm buồn nôn
    • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, nếu bị đau đầu.

Các triệu chứng nghiêm trọng

Bác sĩ có thể hướng dẫn mua thuốc ở quầy thuốc hoặc kê đơn để giảm các triệu chứng này. Điều trị bao gồm:

    • Thuốc kháng histamine cho các vấn đề về hô hấp, sưng mặt hoặc nhịp tim bất thường.
    • Tiêm epinephrine (adrenaline) cho các phản ứng đe dọa tính mạng.

Phòng ngừa

Bột ngọt thường có trong khoai tây chiên. Bột ngọt khi ăn với lượng bình thường không gây tác dụng phụ ở hầu hết mọi người; tuy nhiên, nếu bạn nhạy cảm với MSG, cách duy nhất để ngăn ngừa các triệu chứng là cắt bỏ thực phẩm có chứa chất phụ gia này. Bất kỳ ai nhạy cảm với bột ngọt nên kiểm tra xem thành phần này có được ghi trên nhãn thực phẩm hay không. Nhớ kiểm tra tên đầy đủ: monosodium glutamate. Một số nhà hàng cũng sử dụng bột ngọt trong thức ăn, vì vậy bạn có thể lưu ý với nhà hang trước khi gọi món.

Phụ gia này thường có trong:

    • Thịt đóng gói và chế biến, chẳng hạn như xúc xích
    • Chất chiết xuất từ ​​thịt, chẳng hạn như chất chiết xuất từ ​​thịt lợn
    • Nước dùng
    • Rau đóng hộp
    • Khoai tây chiên
    • Súp và kho
    • Bột ngọt còn có khác tên khác là:
    • E621
    • Protein thủy phân
    • Maltodextrin
    • Tinh bột thực phẩm biến tính.

Tránh tiêu thụ glutamate tự nhiên

Những người rất nhạy cảm với bột ngọt cũng có thể cần tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều glutamate tự nhiên.

Glutamate tự nhiên có trong các chất sau:

    • Pho mát
    • Thịt muối
    • Thịt kho
    • Nước hầm xương
    • Cá và động vật có vỏ
    • Nước mắm và dầu hào
    • Đậu nành, nước tương
    • Nấm
    • Cà chua chín và nước ép cà chua
    • Nước ép nho
    • Chiết xuất nấm men
    • Lúa mạch mạch nha, được sử dụng trong bia và bánh mì
    • Quả óc chó.

Hạn chế glutamate tự nhiên có thể khá khó khăn, nhưng bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể hướng dẫn và xây dựng kế hoạch bữa ăn ít glutamate cho bạn.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Một người nên đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc dai dẳng. Bất kỳ ai bị khó thở, đau ngực hoặc phù nề cổ họng nên đến cơ sở y tế khẩn cấp. Để đánh giá các triệu chứng của một người, bác sĩ có thể hỏi thời điểm người đó ăn thực phẩm có chứa bột ngọt lần cuối.

Tùy thuộc vào các triệu chứng, bác sĩ cũng có thể:

    • Kiểm tra nhịp tim
    • Kiểm tra đường thở xem có bị tắc nghẽn không
    • Làm điện tâm đồ để kiểm tra nhịp tim bất thường.

Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho các bệnh mạn tính? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS. Nguyễn Hoài Thu

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp từ Medical News Today



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY