Đồ uống có đường có khiến bạn khát hơn?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Nhiều người tin rằng quá nhiều đường có thể khiến tình trạng mất nước và các triệu chứng khác trở nên tồi tệ hơn. Vậy sự thật là thế nào? Cùng tìm hiểu với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM nhé!

Sự mất nước trong cơ thể làm giảm thể tích của các tế bào, điều này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, do máu bị cô đặc lại nên lượng đường trở lên cao hơn. Khi lượng đường trong máu rất cao, cơ thể có thể mượn nước từ các khu vực khác đến để cân bằng thể tích trong các tế bào. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa tế bào. Lượng đường trong máu cao cũng có thể khiến cơ thể đi tiểu nhiều hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa này, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước. Mức độ của những tác động này và thời gian kéo dài của chúng có thể khác nhau.

Một nghiên cứu vào năm 2020 đã lưu ý rằng mất nước có thể làm tăng glucagon, một loại hormone được sử dụng để duy trì lượng đường hoặc glucose trong máu trong ngưỡng bình thường. Đây có thể là một chỉ số cho thấy lượng đường trong máu cao hơn. Mất nước cũng có thể làm ảnh hưởng đến phản ứng đường huyết ở một số người, chẳng hạn như những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường uống ít nước trong 3 ngày sẽ bị rối loạn đáp ứng đường huyết. Một nghiên cứu khác nhận thấy rằng các rối loạn đáp ứng nhẹ này không xảy ra ở những người khỏe mạnh, nhưng vẫn có thể gây ra một số phản ứng đường huyết trong máu, tương tự như bệnh tiểu đường. Điều quan trọng cần lưu ý là lượng đường trong máu cao hơn do tiêu thụ đồ uống có đường có thể thúc đẩy cơ thể loại bỏ lượng đường dư thừa mà không nhất thiết có thể gây mất nước.

Để giảm tiêu thụ đồ uống có đường cần tránh:

  • Nước trái cây ngọt
  • Cocktail trái cây
  • Trà ngọt và soda
  • Nước tăng lực
  • Đồ uống cà phê và trà có thêm đường hoặc xi-rô
  • Đồ uống thể thao có vị ngọt cao.

How beverage firms can put the fizz back into Japan's flat soft drinks market

Lời khuyên chuyên gia

Những lời khuyên chung sau đây có thể giúp bạn luôn đủ nước và tránh tiêu thụ quá nhiều đồ uống ngọt gây mất nước:

  • Uống 8 ly nước 200ml mỗi ngày
  • Luôn mang theo một chai nước và uống đều đặn cả ngày
  • Ăn thêm thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như súp, món hầm, trái cây và rau
  • Pha loãng đồ uống có đường với thêm nước để có một chút hương vị với nhiều nước hơn

Ngoài ra, thực hiện thay đổi chế độ ăn uống để thay thế đồ uống mất nước. Theo thời gian, những thay đổi này có thể trở thành thói quen và giúp khắc phục các vấn đề mất nước.

Một số ví dụ về đồ uống cấp nước bao gồm:

  • Nước lọc
  • Nước ngâm rau củ quả, được làm bằng cách thêm các thành phần như húng quế, chanh hoặc dưa chuột vào nước trong một khoảng thời gian
  • Nước dừa
  • Đồ uống thể thao có chứa chất điện giải
  • Trà thảo mộc và dịch truyền không chứa caffeine.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

ThS. BS Đoàn Ngọc Hà – Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp từ Medical News Today



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY