Cần ăn uống như thế nào cho hợp lý sau khi bị tiêu chảy? Hãy để các chuyên gia tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM giải đáp cho bạn nhé!
Cho dù bạn bị tiêu chảy do di ứng, ngộ độc thực phẩm, hay bị bệnh tiêu hóa mạn tính như hội chứng ruột kích thích thì chế độ ăn uống và tiêu chảy có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ngay cả khi bạn gặp những triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, chế độ ăn cũng sẽ giúp cải thiện những triệu chứng đó. Khi bạn gặp tiêu chảy sẽ có một số loại thực phẩm sẽ giúp hệ tiêu hóa trở lại bình thường. Ngoài ra cũng có một số loại thực phẩm bạn nên tránh.
Contents
Thực phẩm nên ăn khi bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, thực phẩm ăn vào sẽ rất quan trong để giúp bạn hồi phục nhanh hơn. Đây là lúc các loại thực phẩm trong chế độ ăn BRAT xuất hiện. BRAT là viết tắt của “chuối, cơm, táo, bánh mỳ nướng”. Những thực phẩm này rất dễ tiêu hóa, vì vậy chúng không làm cho hệ tiêu hóa khó chịu hơn. Ngoài ra những thực phẩm có trong chế độ ăn BRAT bao gồm:
- Ngũ cốc
- Bánh quy
- Nước ép táo
Bạn cũng cần uống nhiều nước để bù lại lượng dịch đã bị mất đi. Một số đồ uống bạn có thể uống bao gồm
- Nước bổ sung điện giải hoặc nước dừa tươi.
- Nước luộc thịt gà, bò đã loại bỏ mỡ.
- Thuốc Pedialyte
- Một số loại trà không chứa caffein
Khi các triệu chứng đã giảm đi bạn có thể bắt đầu ăn lại với các món như trứng khuấy hoặc rau nấu chín.
Thực phẩm không nên sử dụng khi bị tiêu chảy
Khi bạn bị tiêu chảy hoặc đang hồi phục sau khi bị tiêu chảy, có rất nhiều loại thực phẩm bạn không nên sử dụng trong giai đoạn này. Những thực phẩm này có thể gây kích thích hệ tiêu hóa và làm trầm trọng thêm hoặc kéo dài thời gian tiêu chảy. Thực phẩm nên tránh khi bị tiêu chảy bao gồm:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Đồ chiên rán
- Thức ăn cay
- Thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt các loại thực phẩm có nhiều gia vị
- Thịt lợn và thịt bê
- Cà mòi
- Rau sống
- Hành tây
- Ngô
- Các loại trái cây họ cam quýt
- Các loại trái cây khác như dứa, anh đào, cherry, quả sung, nho,
- Rượu
- Cà phê
- Nước ngọt có ga
Phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy
Nhiều trường hợp tiêu chảy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị tại nhà như chế độ ăn uống thay đổi, uống nhiều nước và dùng thuốc không kê đơn (OTC). Các phương pháp điều trị không kê đơn bao gồm thuốc chống tiêu chảy như Pepto-Bismol, có thể giúp ngăn chặn và làm giảm các triệu chứng tiêu chảy.
Trong một số trường hợp tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, bạn có thể cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Sau khi uống thuốc kháng sinh uống men vi sinh sớm có thể giúp ngăn ngừa các phản ứng có hại với thuốc kháng sinh bằng cách đưa các lợi khuẩn vào đường tiêu hóa.
Nếu tiêu chảy nghiêm trọng hơn bạn có thể phải nhập viện để truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
Khi nào bạn cần phải vào bệnh viện?
Mặc dù nhiều trường hợp tiêu chảy có thể được điều trị tại nhà bằng các biện pháp OTC, nghỉ ngơi và ăn kiêng tạm thời, nhưng nếu tình trạng này kéo dài trên hai ngày hoặc bạn bị mất nước. Bạn nên nhập viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Ngoài ra nếu bạn cần phải nhập viện nếu gặp một trong các triệu chứng sau: phân đen hoặc phân có máu, đau bụng dữ dội hoặc sốt từ 39 º C.
Nếu trẻ bị tiêu chảy bạn nên cho trẻ nhập viện khi:
- Các triệu chứng không hết sau 24h
- Sốt từ 39 º C trở lên
- Trẻ bị khô miệng hoặc lưỡi
- Trẻ khóc không chảy nước mắt
- Da khô nhăn nheo
- Xuất hiện vùng trũng ở mắt, bụng hoặc má
- Đi ngoài phân đen hoặc có máu
Khi bạn bị tiêu chảy, hãy nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước và bắt đầu cho ăn thức ăn BRAT sau vài giờ. Tuân thủ chế độ ăn này có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn và bạn sẽ sớm quay trở lại thưởng thức các món ăn yêu thích của mình.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
BS. Tùng Duy
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Tổng hợp từ Healthline