Khi bị cảm cúm bạn có thể cảm thấy không muốn ăn gì. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn.
Cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus influenza gây ra. Cảm cúm lây qua đường giọt bắn và khả năng lây nhiễm rất cao. Triệu chứng điển hình của cảm cúm là: Sốt cao kéo dài 3-4 ngày, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, đổ mồ hôi lạnh, đau nhức cơ thể, đau đầu và mệt mỏi.
Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và uống nhiều nước sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi nhiễm cảm cúm. Hãy cùng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM tìm hiểu những thực phẩm tốt cho những người bị cảm cúm.
Những thực phẩm nên ăn khi nhiễm cảm cúm:
Contents
1. Súp gà
Khi bị ốm do cảm cúm, người bệnh sẽ không có cảm giác thèm ăn. Do đó, súp là món ăn giàu dinh dưỡng, dễ chế biến và dễ hấp thu. Ngoài ra trong súp có chứa nước giúp người bệnh không bị mất nước.
2. Tỏi
Tỏi có thể có đặc tính kháng vi-rút và kháng khuẩn. Chúng có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng, bao gồm cả cảm lạnh hoặc cúm.
Một nghiên cứu gồm 146 người, trong đó những người tham gia bổ sung tỏi mỗi ngày trong 3 tháng ít bị cảm lạnh hơn so với những người dùng giả dược.
3. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C trong trái cây hoặc rau củ giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, ngoài ra những loại trái cây giàu vitamin C cũng là nguồn cung cấp flavonoid tuyệt vời. Flavonoid giúp giảm nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Một số loại rau củ và hoa quả giàu vitamin C có thể kể đến là: Trái cây họ cam quýt, quả mọng, nho, bông cải xanh …
4. Gừng
Gừng được coi là một thực phẩm điều trị cảm cúm rất hiệu quả, ngoài ra gừng còn giúp giảm cảm giác buồn nôn khi mắc cảm cúm. Các nghiên cứu chỉ ra gừng giúp làm giảm cả tần suất và mức độ buồn nôn. Bạn có thể bổ sung một vài lát gừng vào bát súp hoặc pha một cốc trà gừng để cải thiện các triệu chứng của cảm cúm.
5. Rau lá xanh
Các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa. Những loại rau này cũng cung cấp các chất dinh dưỡng chính, chẳng hạn như: Vitamin C, sắt, acid folic.
Các loại rau lá xanh có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh ăn các loại rau lá xanh giúp hồi phục sau khi nhiễm cảm cúm nhanh hơn. Một số loại rau xanh tốt cho sức khỏe bao gồm: Cải xoăn, rau chân vịt, cải bắp, cải cầu vồng, cải rổ.
6. Cháo bột yến mạch
Cháo bột yến mạch là một bữa ăn dễ chế biến, và rất giàu chất xơ. Trên thực tế, prebiotic trong yến mạch giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong cơ thể.
Kết hợp thêm một quả chuối khi ăn sẽ giúp bổ sung thêm chất xơ, và các vitamin đặc biệt là kali. Vitamin này đặc biệt tốt với những người có triệu chứng sốt, tiêu chảy và nôn mửa khi nhiễm cảm cúm.
7. Những đồ ăn có ít muối
Cảm cúm gây ra cảm giác buồn nôn với các thức ăn được chế biến cầu kỳ. Thức ăn nhạt chẳng hạn như bánh mì nướng hoặc gạo lứt ăn cùng súp hoặc bữa ăn đơn giản có thêm rau, có thể dễ ăn hơn mà vẫn cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.
8. Sữa chua
Sữa chua là một loại thực phẩm lành mạnh, chứa các lợi khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch.
9. Uống đủ nước
Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải các chất cặn bã nhanh hơn từ đó sẽ giúp tăng tốc độ hồi phục. Ngoài ra, khi nhiễm cảm cúm người bệnh có thể sử dụng nước dừa hoặc một cốc nước nóng pha cùng mật ong, chanh và gừng. Trong nước dừa có chứa kali, natri và clorua giúp thay thể các chất điện giải cơ thể mất đi do đổ mồ hôi, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
BS. Tùng Duy
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Medical News Today