Chế độ ăn uống có thể gây ra dậy thì sớm?

03/01/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cùng VIAM Clinic tìm hiểu xem liệu chế độ ăn uống hàng ngày có thể dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ không trong bài viết dưới đây:

Dậy thì sớm ở trẻ | viamclinic.vn
Dậy thì sớm ở trẻ ngày càng phổ biến.

Tỷ lệ trẻ em đang dậy thì đã tăng lên đáng kể từ năm 1997 đến năm 2010. Trước thế kỷ 20, độ tuổi dậy thì trung bình ở trẻ em gái là 16 hoặc 17. Độ tuổi dậy thì đã giảm liên tục trong 100 năm qua. Ngày nay, khoảng 16% trẻ em gái dậy thì vào khi mới chỉ 7 tuổi và khoảng 30% dậy thì khi bước sang tuổi thứ 8. Các chuyên gia cho rằng việc giảm tuổi dậy thì ở các nước phương Tây là do sự gia tăng tiêu thụ các sản phẩm từ động vật và lượng calo nạp vào ngày càng tăng.

Họ tin rằng dậy thì sớm chính là một dấu hiệu của quá trình lão hóa sớm. Độ tuổi bình thường, khỏe mạnh ở tuổi dậy thì trong điều kiện dinh dưỡng chuẩn và không dư thừa calo có thể rơi vào khoảng từ 15 đến 18 tuổi. Nhưng ngày nay ở nhiều quốc gia, khoảng một nửa số trẻ em gái bắt đầu phát triển ngực trước 10 tuổi, và độ tuổi có kinh trung bình là dưới 12 tuổi và vẫn đang tiếp tục giảm.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng dậy thì sớm?

Dậy thì sớm không đơn giản chỉ do một yếu tố bất kỳ gây ra. Hệ thống thần kinh và nội tiết tố kiểm soát sự khởi phát của tuổi dậy thì rất phức tạp, nhưng nghiên cứu đã xác định một số yếu tố môi trường và lối sống cũng có thể góp phần ảnh hưởng tới quá trình dậy thì sớm.

Các chuyên gia cho rằng dậy thì sớm ở cả trẻ em gái và trẻ em trai là do sự chuyển giao dần dần từ chế độ ăn dựa trên thực vật sang chế độ ăn có nguồn gốc từ động vật cùng với chế độ nhiều chất béo và thực phẩm chế biến sẵn.

Chế độ ăn nhiều thịt, chế phẩm từ sữa và thực phẩm thực vật chế biến sẵn đều tác động đến việc có kinh sớm trong khi ăn chay và tập thể dục sẽ làm chậm thời gian bắt đầu có kinh. Hoạt động hormone tăng lên sớm và nhiều hơn là nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm.

         Tham khảo thêm: Chế độ ăn tốt nhất cho trẻ dậy thì để hỗ trợ tăng trưởng

Chất béo dư thừa tạo ra nhiều estrogen

Tỷ lệ thừa cân và béo phì gia tăng cũng góp phần vào sự phát triển tình trạng dậy thì sớm. Nhiều nghiên cứu khẳng định mối liên quan giữa thừa cân và dậy thì sớm ở trẻ em gái. Nội tiết tố nam được gọi là androstenedione, hormone này hình thành trong tuyến thượng thận và buồng trứng sau đó được chuyển đổi trong các tế bào mỡ rồi hình thành nên estrogen.

Tế bào mỡ giống như một nhà máy sản xuất estrogen. Khi cân nặng tăng lên, nồng độ hormone cũng sẽ tăng theo. Chất béo dư thừa trong cơ thể làm thay đổi mức độ của các hormone insulin, leptin và estrogen. Những yếu tố này được cho là nguyên nhân chính dẫn tới dậy sớm do béo phì.

Ngoài ra, lười vận động có thể làm giảm mức melatonin và cũng có thể ảnh hưởng đến các tín hiệu bên trong não làm kích hoạt quá trình dậy thì sớm. Các chuyên gia cho biết thêm, chất béo và calo đến từ dầu thực vật tinh luyện rất dễ được cơ thể hấp thụ và lưu trữ dưới dạng mỡ (chỉ trong vòng vài phút sau khi tiêu thụ) nên chúng góp phần gây ra tình trạng tăng cân, đồng thời tác động đến quá trình dậy thì sớm. Tiêu thụ nước ngọt hay đồ uống đóng chai có ga thường xuyên cũng là một yếu tố khác được cho là góp phần đẩy nhanh quá trình dậy thì sớm.

Protein động vật làm tăng hormone

Đạm động vật cũng có liên quan trực tiếp đến quá trình dậy thì sớm trong khi đạm thực vật lại có tác dụng ngược lại. Lựa chọn tiêu thụ loại protein nào cũng đặc biệt quan trọng đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo từ 5 đến 6 tuổi.

Trẻ em tiêu thụ nhiều protein động vật ở độ tuổi trên (như thịt, trứng và sữa) sẽ bắt đầu dậy thì sớm hơn những trẻ ăn nhiều đạm thực vật.

Trẻ ăn nhiều đạm thực vật bắt đầu dậy thì muộn hơn trung bình 7 tháng và trẻ ăn nhiều đạm động vật bắt đầu dậy thì sớm hơn trung bình 7 tháng. Mỗi gram protein động vật ăn vào hàng ngày đều có liên quan đến việc tăng 17% nguy cơ trẻ em gái bắt đầu có kinh sớm hơn 12 tuổi. Thịt làm tăng nồng độ hormone tăng trưởng IGF-1 có liên quan đến dậy thì sớm.

Trẻ em gái có xu hướng tiêu thụ nhiều protein động vật và ít protein thực vật trong giai đoạn từ 3-5 tuổi sẽ có khả năng dậy thì sớm hơn. Tại các quốc gia có tần suất tiêu thụ chất xơ cao, độ tuổi dậy thì của trẻ em gái cũng đang có xu hướng muộn hơn.

Nghiên cứu cũng xác nhận rằng ăn nhiều đạm động vật ở trẻ em từ 3-7 tuổi có liên quan đến việc có kinh sớm hơn và ăn nhiều đạm thực vật ở độ tuổi 5-6 có liên quan đến việc có kinh muộn hơn. Ngoài ra, việc tiêu thụ thịt và sữa ở trẻ em cũng có thể phản ánh việc tiêu thụ các hóa chất gây rối loạn nội tiết trong môi trường (EDCs) đã tích tụ trong các mô động vật.

Thực phẩm giàu chất béo có nhiều hormone giới tính hơn

Loại vi khuẩn trong ruột cũng có thể làm tăng nồng độ estrogen. Các chuyên gia giải thích rằng, chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ sẽ thúc đẩy sự phát triển của một số vi khuẩn chuyển đổi axit mật thành hormone sinh dục. Thành ruột sau đó sẽ hấp thụ các hormone này và ngấm chúng vào máu. Gan sản xuất axit mật để tiêu hóa chất béo, chế độ ăn nhiều chất béo sẽ tạo ra nhiều axit mật được chuyển hóa thành hormone giới tính.

Chế độ ăn nhiều chất béo cũng làm tăng nồng độ estrogen bằng cách tái tuần hoàn estrogen trở lại máu. Sau khi estrogen đã lưu thông khắp cơ thể, gan sẽ loại bỏ nó và thải chúng vào ruột. Để hormone này không được ruột tái hấp thu, gan sẽ sản xuất một chất gắn vào hormone để ngăn cản quá trình tái hấp thu.

Một lần nữa, một chế độ ăn nhiều chất béo và thịt sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tiết ra một loại enzyme phá vỡ chất không hấp thụ được để giải phóng các hormone. Các hormone này sau đó được tái hấp thu trở lại vào dòng máu, dẫn đến nồng độ estrogen cao hơn.

Tham khảo thêm video hấp dẫn sau:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

Hồng Ngọc – Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Dr. Carney



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY