Nhiều bà mẹ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vẫn còn phổ biến kinh nghiệm ninh xương, dùng nước xương để nấu bột, nấu cháo cho trẻ. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về cách nấu bột, cháo tại bài viết sau đây.
Contents
Nước hầm xương có giúp trẻ phát triển xương không?
Nhiều phụ huynh bổ sung nước ninh xương vào cháo cho trẻ do mọi người cho rằng thành phần của nước hầm xương được lọc từ xương có chứa collagen, tủy xương, axit amin và khoáng chất. Các thành phần này được chiết xuất thông qua quá trình nấu chậm và đôi khi bằng cách thêm axit như giấm hoặc rượu, có thể giúp làm mềm giúp xương nhanh nhừ. Tuy nhiên không có bằng chứng nào về lợi ích của việc tiêu thụ các axit amin và khoáng chất này từ nước hầm xương so với các loại thực phẩm khác.
Nước hầm xương có chứa collagen và tủy xương nhưng việc dùng nước hầm xương để bổ sung collagen và tủy xương cho trẻ nhằm mục đích mang lại lợi ích cho xương và khớp của con người là không có cơ sở. Collagen sau khi vào cơ thể qua đường tiêu hóa sẽ bị phân hủy thành các axit amin, khoáng chất riêng lẻ, v.v. Các axit amin và khoáng chất này sau đó có thể hoạt động giống như bất kỳ axit amin hoặc khoáng chất nào được tiêu thụ, nhưng không có bằng chứng về lợi ích của việc tiêu thụ axit amin và khoáng chất từ nước dùng xương trái ngược với các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên con người không thể hấp thụ hoàn toàn collagen nên việc tiêu thụ collagen từ nước hầm xương để thúc đẩy sự phát triển của xương là không có cơ sở bên cạnh đó collagen rất nghèo axit amin. Như vậy, việc dùng nước hầm xương cho trẻ ăn dặm vì cho rằng collagen sẽ giúp xương trẻ phát triển là không đúng.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khẳng định rằng rằng nước hầm xương khá nghèo chất dinh dưỡng nhưng việc bổ sung các loại rau trong nước hầm xương đã làm tăng hàm lượng một số chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm kali, canxi, magiê và sắt.
Vậy nước hầm xương có hại cho trẻ không?
Nước hầm xương có thể chứa một số thành phần nguy hiểm tiềm ẩn. Xương được biết là nơi chứa kim loại nặng, đặc biệt là chì. Khi nấu nước hầm xương, chì có thể được giải phóng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số nghiên cứu đã được thực hiện để xác định hàm lượng chì trong nước hầm xương làm từ xương gà. Nước hầm từ xương gà có hàm lượng chì cao hơn 10 lần so với chỉ riêng nước. Điều thú vị là xương gà trong nghiên cứu này được lấy từ động vật hữu cơ và da và sụn đóng góp lượng chì cao nhất.
Như vậy có thể thấy nước hầm xương chỉ chứa một số chất chiết từ tủy xương: chất béo, vị ngọt, chút canxi, có thể làm bát cháo bột có vị ngọt hơn, cảm giác ngon miệng hơn nhưng không đủ chất: đặc biệt là protein từ thịt, ngay cả chất béo cũng không đủ. Nếu không cho thêm rau xanh, thì thiếu luôn cả chất xơ, nhiều vitamin khác.
Sai lầm này dẫn đến nguy hại gì cho trẻ?
Khẩu phần ăn bị thiếu protein, bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển cân nặng, chiều cao, cơ bắp nhẽo, trương lực cơ kém, kèm theo thiêu luôn các chất chứa trong thịt như sắt, kẽm. Cháo ninh nhừ kỹ quá, về mặt dinh dưỡng còn phá hủy nhiều chất dinh dưỡng; axit amin, vitamin, chất khoáng, cũng dẫn đến nhiều bệnh kèm theo.
Vậy nên có thể thấy nước hầm xương truyền thống dường như là một nguồn dinh dưỡng nghèo nàn và trên thực tế có thể chứa các thành phần có hạị cho sức khỏe. Vậy nên cha mẹ cần cân nhắc khi sử dụng nước hầm xương để thêm vào cháo bột cho trẻ.
Tham khảo thêm video hấp dẫn dưới đây:
@bacsiviam Có nên dùng nước xương ninh để nấu bột, cháo cho con không? #viamclinic #bacsiviam #khamdinhduong #xuhuongtiktok #dinhduong #andam #nuocxuong
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939/ 024.3633.5678
BS. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Tổng hợp