Cân nặng của trẻ không phải lúc nào cũng là kết quả của thói quen ăn uống hoặc lười tập luyện thể dục. Nguyên nhân di truyền và bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ.
Kháng leptin
Khi trẻ thừa cân, cha mẹ thường là người bị đổ lỗi nhiều nhất. Nhưng nguyên nhân thực sự của việc tăng và giảm cân có thể khá phức tạp. Trong một số trường hợp, thiếu hoạt động thể chất hàng ngày, dinh dưỡng kém và ăn quá nhiều có thể là thủ phạm. Chuyên gia cho biết dưới 5% trường hợp béo phì do hội chứng di truyền hoặc bất thường về chuyển hóa. Nhưng, điều đó không có nghĩa là nguyên nhân này không tồn tại. Tình trạng kháng leptin, mặc dù đặc biệt hiếm gặp ở trẻ em, có thể là nguyên nhân gây ra thừa cân béo phì. Leptin là một loại hormone được sản xuất trong các tế bào mỡ của cơ thể, cho não biết khi bạn no và giúp cân bằng lượng calo bạn tiêu hao sử dụng và chất béo được lưu trữ trong cơ thể. Ở một số người, cơ thể không điều tiết leptin một cách chính xác, gây ra tình trạng kháng leptin và kết quả có thể dẫn đến thừa cân béo phì.
Suy giáp
Tình trạng này rất hiếm gặp ở trẻ em tuy nhiên suy giáp có thể dẫn đến tăng cân. Suy giáp làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp – đây là hormone có chức năng điều chỉnh sự trao đổi chất, huyết áp, mức năng lượng, v…v…. Theo các chuyên gia suy giáp chỉ gây tăng cân nhẹ mà các vấn đề sức khỏe đi kèm bệnh như mệt mỏi và trầm cảm cũng đóng vai trò quan trọng gây ra bệnh béo phì.
>>>Xem thêm: Phòng khám dinh dưỡng cho trẻ em uy tín nhất tại Hà Nội
Sử dụng thuốc
Nếu con bạn hiện đang dùng thuốc điều trị các vấn đề sức khỏe kèm theo đó trẻ tăng cân thì loại thuốc trẻ dùng có thể là nguyên nhân. Một số loại thuốc có thể gây cảm giác đói, giảm sự trao đổi chất, hoặc tăng khả năng giữ nước và góp phần tăng cân. Hãy lưu ý đến những loại thuốc sau bởi chúng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ là thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, steroid đường uống và một số thuốc chống dị ứng.
Đường ruột không khỏe mạnh
Một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến béo phì ở trẻ em. Nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đã cố gắng cho trẻ ăn một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ trái cây và rau quả, nhưng lại không ảnh hưởng đến cân nặng của bé?Theo các chuyên gia nguyên nhân có thể đến từ hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Những phát hiện gần đây từ các nghiên cứu cho thấy nếu thiếu các lợi khuẩn ruột, đặc biệt là khi còn nhỏ, có thể dẫn đến béo phì và các bệnh mãn tính khác như bệnh tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác.
Xem thêm về chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân
Các thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn, chất làm ngọt nhân tạo, phẩm màu, cùng với việc sử dụng kháng sinh đều có thể tiêu diệt các lợi khuẩn và gây ra sự phát triển quá mức của vi khuẩn xấu. Thay đổi chế độ ăn với nhiều loại thực phẩm giàu prebiotic hoặc men vi sinh, như sữa chua Hy Lạp không có chất phụ gia, có thể giúp ích cho trẻ. Nhưng, các vấn đề tiềm ẩn khác cũng có thể khiến đường ruột không khỏe mạnh, như vấn đề dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp đường lactose. Nếu trẻ đang gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, tốt nhất bạn nên cho trẻ đi khám.
Hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing khiến cơ thể sản xuất quá nhiều cortisol, một loại hormone kiểm soát huyết áp và đường huyết, và nguyên nhân do rối loạn hoạt động ở tuyến yên. Hội chứng Cushing có thể làm chậm sự tăng trưởng của trẻ và làm tăng tích mỡ quanh eo và bụng. Trẻ mắc hội chứng này có nguy cơ dậy thì sớm, mắc tiểu đường và cholesterol cao và vấn đề huyết áp. Đây là một trong các nguyên nhân làm chậm quá trình trao đổi chất.
Hội chứng Prader-Willi
Hội chứng Prader-Willi (PWS) là một rối loạn di truyền hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến trẻ em và hình thành những thói quen ăn uống gây tăng cân, tương tự như tình trạng rối loạn ăn uống. Theo các chuyên gia Hội chứng Prader-Willi là bệnh lý phổ biến ở những người béo phì. Trẻ dưới 2 tuổi đã có thể phát hiện tình trạng trương lực cơ yếu (hạ huyết áp); nếu một đứa trẻ từ hai đến sáu tuổi bị hạ huyết áp và chậm phát triển toàn diện thì nguyên nhân có thể do hội chứng Hội chứng Prader-Willi. Khi thói quen ăn uống không tốt, đi kèm với các triệu chứng khác của bệnh, bao gồm chậm phát triển và suy giảm nhận thức, có thể gây tăng cân.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra huyết áp cao ở thai phụ và gây rối loạn đường huyết, có thể sinh con với nguy cơ thừa cân béo phì. Các bà mẹ nên cảnh giác với những dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh tiểu đường thai kỳ. Những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể nặng 4-4,5 kg và các bà mẹ cũng có nguy cơ thừa cân và béo phì.
Nuôi con bằng sữa công thức
Mặc dù không phải trẻ bú sữa công thức nào cũng bị thừa cân hoặc béo phì tuy nhiên cũng có những mối liên quan giữa sữa công thức và thừa cân ở trẻ. Một giả thuyết cho rằng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có khả năng kiểm soát lượng thức ăn tốt hơn so với trẻ bú sữa công thức được cho ăn một lượng nhất định trong bình sữa và điều tương tự cũng đúng với trẻ bú mẹ bằng bình. Hàm lượng protein cao hơn trong sữa công thức có thể có liên quan đến béo phì. Sữa mẹ có thể đáp ứng tốt hơn với các nhu cầu của trẻ so với sữa công thức. Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Đức cho biết 4,5% trẻ không bú sữa mẹ trong nghiên cứu bị thừa cân khi bắt đầu đi học, và tỷ lệ này ở trẻ bú sữa mẹ là 2,8%.
Trầm cảm
Trầm cảm không gây béo phì, nhưng ảnh hưởng đến việc tăng cân của trẻ. Trầm cảm ở trẻ tại Hoa Kỳ, tỷ lệ hiện mắc là khoảng 2% ở trẻ em tuổi đi học và khoảng 5-8% ở thanh thiếu niên. Tuy nhiên, tăng cân liên quan đến trầm cảm thường ít. Việc ăn quá nhiều và thiếu sở thích ham muốn vận động thể chất, hai tác dụng phụ phổ biến ở trẻ trầm cảm, có thể gây tăng cân. Và những đứa trẻ béo phì có thể dễ bị trầm cảm.
Hen suyễn và dị ứng
Hen suyễn và dị ứng không trực tiếp gây ra béo phì ở trẻ em, nhưng chúng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến cân nặng của trẻ. Trẻ em bị hen suyễn và viêm mũi dị ứng bị khó thở, điều này có thể hạn chế khả năng chịu đựng thể chất khi tập thể dục. Thuốc steroid đường uống và thuốc kháng histamine được sử dụng điều trị các tình trạng sức khỏe này cũng có thể gây tăng cân. Nếu con bạn gặp khó khăn khi tham gia hoạt động thể chất, hãy nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng hen suyễn của trẻ.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo The Healthy