Các kỳ thi là khoảng thời gian đầy căng thẳng đối với bất kỳ học sinh, sinh viên nào, không phân biệt độ tuổi, bất kể bạn là một đứa trẻ hay bạn đang quá trình học tập chuyên môn, làm luận văn thạc sĩ hay tiến sỹ.
Nhận biết tình trạng căng thẳng mùa thi
Căng thẳng có thể được định nghĩa là trạng thái lo lắng tinh thần do một tình huống khó khăn gây ra. Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên của con người, thúc đẩy chúng ta giải quyết những thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống. Mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, cách chúng ta phản ứng với căng thẳng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe.
Đọc thêm tại bài viết: Căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Nếu bạn đang gặp căng thẳng trong kỳ thi, điều quan trọng là phải nhắc nhở bản thân rằng đây chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống của bạn cho dù vào thời điểm đó bạn có thể không cảm thấy như vậy.
Bạn có thể nhận thấy những biểu hiện của sự căng thẳng trong giai đoạn thi cử thông qua những biểu hiện, hiệu như:
- Giảm liên lạc với bạn bè và không còn hào hứng tham gia các hoạt động bạn thường yêu thích;
- Cảm thấy tâm trạng ủ rũ, mệt mỏi, bồn chồn, thấp thỏm;
- Gặp khó khăn khi đưa ra quyết định;
- Mất cảm giác ngon miệng, ăn quá ít hoặc ăn quá nhiều;
- Ngủ không ngon giấc và khi thức dậy bạn thường khó khăn trong việc ra khỏi giường;
- Khó có động lực để bắt đầu học;
- Căng cơ hoặc đau đầu;
- Tay chân ra nhiều mồ hôi hoặc cảm giác bồn chồn trong bụng;
- Nhịp tim đập nhanh;
- Bồn chồn, lo lắng, cắn móng tay hoặc nghiến răn;
- Cảm thấy bối rối hoặc đầu óc trở nên trống rỗng trong khi làm bài thi.
Làm thế nào để khắc phục tình trọng căng thẳng trong mùa thi?
Bạn có thể làm gì để bản thân có thể giải tỏa được những căng thẳng áp lực thi cử không?
Câu trả lời là CÓ, và dưới đây là những điều mà bản thân bạn có thể làm:
- Lập kế hoạch rõ ràng về những gì bạn muốn học trong mỗi giai đoạn học tập. Chia kế hoạch thành các nhiệm vụ nhỏ và thực hiện từng nhiệm vụ một để không cảm thấy quá sức.
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng. Tránh đồ ăn vặt không lành mạnh như bánh kẹo, đồ ngọt vì những đồ ăn này thường nhiều đường nhanh chỉ cung cấp năng lượng cho não một cách tạm thời nhưng sẽ biến mất, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
- Cắt giảm nước tăng lực, cà phê hoặc bất kỳ chất kích thích nào khác vì chúng có thể khiến bạn cảm thấy thêm căng thẳng; thay vào đó hãy uống nước lọc, nước hoa quả.
- Tạo những khoảng thư giãn ngắn và dành thời gian cho bản thân thay vì tiếp tục vùi đầu vào bài vở. Đừng tranh thủ ăn khi đang học, hãy tách rời bàn ăn và bàn học của bạn ra.
- Tự thưởng cho bản thân khi đạt được một mục tiêu học tập, chứ không phải đợi đến khi hoàn thành mục tiêu, chẳng hạn như xem một tập của chương trình truyền hình yêu thích hoặc chạy bộ. đi dạo.
- Cho phép bản thân có thời gian để nghỉ ngơi. Bạn nên đi ngủ vào thời gian hợp lý, và dành thời gian vui chơi, tập thể dục .
- Hãy tin vào chính mình khi trải qua một suy nghĩ tiêu cực, hãy cố gắng thay thế nó bằng một suy nghĩ tích cực. Ví dụ, thay vì nghĩ ‘Nếu tôi không đạt được kết quả như mong đợi trong kì thi thì tôi là kẻ thất bại, hãy nghĩ rằng bất kể bạn đạt được kết quả thế nào thì bạn sẽ tự hào về bản thân và trân trọng những gì mình đã đạt được.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người. Yêu cầu giúp đỡ không bao giờ là xấu hổ. Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ cha mẹ, bạn bè, chia sẻ vấn đề của mình vì biết đâu bạn có thể giải quyết được vấn đề
Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids’s Day – Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.