Ổi là một loại trái cây có vị ngọt, giòn, ngon dù còn xanh hay chín hoàn toàn. Mọi người sẽ không ngại ăn ổi hàng ngày, đặc biệt là vì nhiều lợi ích sức khỏe của loại quả này.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có thể phân vân không biết mình có nên ăn ổi khi mang thai hay không, vì đây là thời điểm bạn chỉ nên ăn những loại thực phẩm an toàn cho cả mẹ và bé. Đôi khi bạn sẽ thắc mắc không biết ổi có nằm trong danh sách “thực phẩm an toàn” hay không, có nên ăn ổi khi mang thai hay không và những lợi ích mà ổi mang lại.
Contents
- 1 Ăn ổi khi mang thai có an toàn không?
- 2 Lợi ích của trái ổi với phụ nữ mang thai
- 2.1 Cải thiện khả năng miễn dịch
- 2.2 Cân bằng kiểm soát huyết áp
- 2.3 Điều chỉnh lượng đường trong máu
- 2.4 Ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ
- 2.5 Cải thiện tiêu hóa
- 2.6 Giảm nguy cơ ung thư
- 2.7 Cải thiện thị lực
- 2.8 Hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh
- 2.9 Phòng chống các nhiễm trùng
- 2.10 Giảm thiểu căng thẳng
- 2.11 Kiểm soát lượng cholesterol trong máu
- 2.12 Điều trị bệnh thiếu máu
- 2.13 Nguồn giàu vitamin B3 và B6
- 2.14 Hạn chế ốm nghén
- 3 Nguy cơ cho phụ nữ mang thai khi ăn ổi
Ăn ổi khi mang thai có an toàn không?
Ăn ổi nói chung là an toàn và lành mạnh trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Ổi rất giàu chất dinh dưỡng và cung cấp một số lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bạn chỉ nên ăn ổi chín và đã gọt vỏ với số lượng nhỏ để tránh những nguy cơ về sức khỏe và thu được lợi ích tối đa từ trái cây trong đó có ổi.
Tham khảo: Top 10 siêu thực phẩm hàng đầu cho phụ nữ mang thai.
Bạn cũng không nên ăn quá nhiều loại quả này, một quả ổi chín khoảng 100-125 gam cho một ngày là lượng vừa đủ. Bởi nếu ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn cũng như thai nhi.
Lợi ích của trái ổi với phụ nữ mang thai
Dưới đây là tất cả các chất dinh dưỡng có trong ổi và lợi ích của ổi với phụ nữ khi mang thai:
Cải thiện khả năng miễn dịch
Ổi rất giàu vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Vitamin C làm tăng sự trao đổi chất và khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật và nhiễm trùng khác nhau.
Cân bằng kiểm soát huyết áp
Bạn dễ bị tăng huyết áp khi mang thai. Ổi có thể giúp kiểm soát mức huyết áp và tránh các nguy cơ như sẩy thai và sinh non. Ổi rất giàu kali, tiêu thụ loại quả này giúp duy trì huyết áp tối ưu và ngăn ngừa tăng huyết áp.
Điều chỉnh lượng đường trong máu
Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý thường gặp khi mang thai, đặc biệt là ở tuần thứ 24. Ổi có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu do hàm lượng chất xơ cao và sự hiện diện của carbohydrate phức tạp, do đó ăn ổi giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.
Ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ
Táo bón và bệnh trĩ là một trong những vấn đề phụ nữ mang thai phải đối mặt do nội tiết tố thay đổi. Ổi giàu chất xơ nên đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa những tình trạng này. Hàm lượng chất xơ cao trong ổi giúp hỗ trợ việc vận chuyển các chất trong ruột và ngăn ngừa táo bón.
Cải thiện tiêu hóa
Ăn ổi khi mang thai giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa như ợ nóng, buồn nôn, và các vấn đề tiêu hóa khác. Thực phẩm có tính kiềm được khuyến khích sử dụng trong khi mang thai vì chúng làm giảm nguy cơ tăng axit và trào ngược dạ dày. Ổi có tính kiềm và giúp cân bằng hàm lượng axit trong dạ dày. Ăn một quả ổi giữa các bữa ăn đảm bảo rằng độ pH trong dạ dày của bạn được duy trì và cân bằng.
Giảm nguy cơ ung thư
Ung thư hiếm gặp ở phụ nữ mang thai với tỷ lệ mắc bệnh là 1 trên 1.000. Nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Ổi chứa chất chống oxy hóa chống lại ung thư. Ổi cũng giàu lycopene và vitamin C, có thể giúp giải độc cơ thể.
Cải thiện thị lực
Ổi rất giàu vitamin A, ngăn ngừa nguy cơ mù lòa và cải thiện thị lực của cả mẹ và thai nhi.
Hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh
Ổi chứa axit folic và vitamin B9, giúp phát triển não và hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh. Axit folic rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh như nứt đốt sống. Bạn nên lựa chọn ăn ổi chín khi mang thai để bổ sung vi chất cho cơ thể.
Phòng chống các nhiễm trùng
Ổi rất giàu vitamin C, E, carotenoid, isoflavonoid và polyphenol, được biết đến với đặc tính chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn virus, các bệnh nhiễm trùng và giảm nguy cơ bị ốm.
Giảm thiểu căng thẳng
Căng thẳng khi mang thai khiến cơ thể giải phóng cortisol, có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng của bạn. Ổi là một nguồn giàu magiê giúp thư giãn các dây thần kinh và cơ bắp. Do đó, ổi giúp làm giảm căng thẳng và khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Kiểm soát lượng cholesterol trong máu
Chất xơ trong ổi rất tốt cho tim mạch, giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu – một yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện đáng kể HDL và do đó làm giảm mức LDL – Cholesterol xấu. Ổi có nhiều chất xơ hòa tan do đó giúp làm giảm LDL – Cholesterol xấu cho cơ thể.
Điều trị bệnh thiếu máu
Nhu cầu sắt tăng lên trong thời kỳ mang thai và ổi có đủ hàm lượng sắt giúp giữ mức hemoglobin trong mức kiểm soát.
Nguồn giàu vitamin B3 và B6
Ổi cũng là một nguồn thực phẩm tự nhiên giàu vitamin B3 và B6, rất quan trọng để đưa vào chế độ ăn uống khi mang thai của bạn. Những loại vitamin này giúp tăng cường sức khỏe não bộ của thai nhi và cải thiện mức độ tập trung ở phụ nữ mang thai.
Hạn chế ốm nghén
Hàm lượng vitamin C trong ổi rất tốt để kiểm soát tình trạng ốm nghén. Hãy ăn ngay một quả ổi ngay khi bạn cảm thấy buồn nôn. Ổi giúp ổn định dạ dày và ngăn ngừa nôn mửa.
Tuy nhiên bạn nên ăn ổi với lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe tốt vì nếu bạn ăn quá nhiều sẽ có thể gây vấn đề cho sức khỏe.
Nguy cơ cho phụ nữ mang thai khi ăn ổi
Một số vấn đề có thể xảy ra khi ăn ổi:
- Vì ổi rất giàu chất xơ, nên nếu ăn quá mức có thể gây tiêu chảy.
- Nên tránh ăn ổi xanh chưa chín trong thời kỳ mang thai, vì nó có thể dẫn đến đau răng hoặc các vấn đề về răng miệng.
- Ăn ổi chưa rửa hoặc chưa gọt vỏ có thể bị khiến cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến bệnh listeriosis và các bệnh tương tự.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tránh các vấn đề có thể gặp phải khi ăn ổi
- Phần cùi trắng của ổi giàu dinh dưỡng hơn ruột ổi.
- Ổi có thể được dùng cùng với bữa sáng hoặc như đồ ăn nhẹ buổi tối.
- Nếu bạn bị dị ứng với ổi, hãy chọn các loại trái cây thay thế như cam và dâu tây.
- Ổi, khi tiêu thụ số lượng hạn chế và ăn chín sẽ tuyệt đối an toàn trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, đừng từ bỏ việc ăn ổi khi mang thai nếu bạn không dị ứng với loại quả này.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
BS. Hoài Thu
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo MomJunction