Đối với cơ thể trẻ, ở mỗi giai đoạn khác nhau có nhu cầu sử dụng chất dinh dưỡng khác giúp cơ thể phát triển. Vì thế, ba mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp để các bé hấp thu các dưỡng chất tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một vài thông tin về xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ em từ giai đoạn sơ sinh đến 5 tuổi để có một chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh, giúp con phát triển toàn diện hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Contents
Vì sao trẻ cần bổ sung dinh dưỡng đúng cách, khoa học?
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh tật.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ em theo độ tuổi
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em cũng dựa trên các nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người lớn. Bữa ăn của trẻ cần được cung cấp đủ protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ cũng thay đổi.
Dinh dưỡng cho trẻ em sơ sinh
Giai đoạn này hệ tiêu hóa, đường ruột của bé chưa hoàn thiện và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em cũng khác hơn so với những người lớn. Trong giai đoạn 12 tháng đầu đời, bé sẽ trải qua nhiều chế độ dinh dưỡng khác nhau.
Từ 0-6 tháng tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất dành cho trẻ. Lúc này mẹ có thể cho con bú hoặc xen kẽ cùng sữa công thức nếu mẹ không đủ sữa. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên cho trẻ uống bất kỳ dạng chất lỏng nào khác ngoài sữa, thậm chí nước lọc cũng không nên. Theo chuyên gia dinh dưỡng Trương Hồng Sơn cho biết trẻ dưới 6 tháng tuổi khi uống nước có thể dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe.
Các mẹ cũng nên lưu ý dạ dày giai đoạn này các bé dưới 1 tháng tuổi chỉ nên nạp khoảng 30ml sữa mỗi lần ăn. Bé từ 2 tháng tuổi trở lên có thể bú từ 60-120ml/ lần. Trong khi cho con bú, mẹ cũng nên để ý đến thái độ của bé, nếu thấy bé quấy khóc sau khi được cho ăn có thể bé vẫn còn đói và cần ăn thêm. Ngược lại, nếu bé lắc đầu đồng nghĩa bé đã no và không cần thêm nữa.
Từ 4 – 6 tháng tuổi, giai đoạn này bé có thể bắt đầu ăn dặm, nếu trẻ đã sẵn sàng. Theo lời khuyên từ chuyên gia Hồng Sơn thì chế độ ăn dặm của trẻ sơ sinh tốt nhất nên bắt đầu là từ 6 tháng tuổi. Giai đoạn này, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng cho trẻ em chủ yếu, tuy nhiên ăn dặm sẽ giúp bé làm quen với mùi vị thực phẩm và chế độ ăn đặc hơn. Vì vậy, mẹ chỉ cần cho bé ăn 1 bữa trong ngày, không nên cho bé ăn quá nhiều ngay lần đầu sẽ làm bé bị rối loạn tiêu hóa vì chưa thích nghi được thức ăn mới.
Dinh dưỡng cho trẻ em từ 6-12 tháng
Ở giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi, bố mẹ cần tập cho bé thích nghi dần với việc kết hợp thức ăn ngoài và uống sữa. Một số loại thức ăn mà bố mẹ có thể cho trẻ ăn như: khoai lang, cà rốt, đậu xanh… được nấu chín và nghiền nát. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ tập ăn, ba mẹ cần cho bé thử từng muỗng nhỏ, sau đó tăng lượng thức ăn tùy theo nhu cầu của trẻ.
Từ 8 – 12 tháng tuổi, tần suất uống sữa mẹ hoặc sữa thay thế sẽ giảm xuống còn 3 – 4 lần mỗi ngày. Ở giai đoạn này, trong thực đơn cần bổ sung thêm thịt được xay nhuyễn để cung cấp chất sắt. Bố mẹ cần đưa lượng nhỏ thịt để trẻ tập quen dần, mỗi loại thịt, cá nên được giới thiệu ít nhất 3-4 lần để đánh giá sở thích và theo dõi phản ứng của trẻ. Ngoài ra các mẹ cũng nên lưu ý không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm như động phộng, nho khô… những loại hạt có thể gây nghẹn, hóc khi ăn.
Dinh dưỡng cho trẻ em từ 1 tuổi
Khi bé đã đủ 1 tuổi, lượng ăn dặm nên được điều chỉnh tăng lên phù hợp vì lúc này bé sẽ bú ít sữa hơn trước. Các chất dinh dưỡng từ thịt, trái cây, rau, hạt ngũ cốc… sẽ cần thiết cho bé để đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, bé vẫn cần duy trì lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức chứ không thể thay thế hoàn toàn bằng bữa ăn.
Dinh dưỡng cho trẻ em từ 2-5 tuổi
Giai đoạn từ 2 – 5 tuổi là thời điểm các bé chuyển sang chế độ làm chủ trong bữa ăn bản thân. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em ở độ tuổi này cần bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng sau:
- Chất đạm: Thịt bò, thịt heo hoặc thịt gà (ưu tiên thịt nạc có ít mỡ); trứng, phô mai (tần suất 2 ngày/tuần).
- Các loại cá có chất béo Omega-3 tốt (ít nhất 2 lần/tuần): Cá thu, cá chép… Mỗi ngày nên tiêu thụ 80 – 100g thịt cá.
- Thực phẩm giúp lợi khuẩn: Các loại nước uống, sữa chua lên men tự nhiên cho trẻ (sử dụng duy trì tối thiểu 2 – 3 ngày/tuần).
- Rau củ quả: Bổ sung đa dạng các loại rau củ, trái cây cho bé.
Bố mẹ nên tăng lượng thực phẩm hợp lý tùy thuộc vào độ tuổi của bé vì nhu cầu sẽ tăng dần theo độ tuổi. Ngoài ra, nếu bố mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ hoặc bé đang gặp các tình trạng nghiêm trọng như ăn nhưng vẫn gầy, béo phì… thì đừng quên đưa con mình đến khám ngay tại các cơ sở uy tín để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn để đưa ra giải pháp phù hợp cho bé phát triển.
Nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ em
Một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là những chất dinh dưỡng cho trẻ em cần thiết cho sự phát triển:
Nhóm ngũ cốc, bột đường
Nhóm ngũ cốc và bột đường nằm dưới đáy tháp dinh dưỡng cho trẻ em, cung cấp đến 60% năng lượng cần thiết cho cơ thể của trẻ. Theo chuyên gia tính toán, mỗi gram carbohydrate trong nhóm ngũ cốc và bột đường cung cấp khoảng 4 kcal năng lượng cho hoạt động cơ thể, phát triển hệ thần kinh và cấu tạo tế bào.
Nhóm ngũ cốc, bột đường có thể tìm được trong ngũ cốc, bánh mì, gạo, khoai tây, khoai lang, mì, bắp… Gạo là thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn gia đình Việt, ba mẹ đo lường lượng gạo theo từng giai đoạn tuổi của trẻ để cân đối dinh dưỡng: 60-120g/ngày cho trẻ dưới 1 tuổi, 120-220g/ngày cho trẻ 1-6 tuổi và 220-330g/ngày cho trẻ 7-11 tuổi.
Nhóm chất xơ (rau, củ, quả)
Nhóm rau, củ, quả chứa chất xơ giàu dinh dưỡng cho trẻ em, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón ở trẻ, duy trì cân nặng lý tưởng và ổn định hệ đường ruột. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng nên cho trẻ ăn nhiều rau, củ, quả, vì nhóm thực phẩm này giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, tăng cường khả năng tiếp thu dinh dưỡng, ngăn ngừa táo bón và béo phì.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bổ sung ít nhất 300g rau, củ, quả cho bé mỗi ngày. Nếu trẻ khó chịu ăn rau, bạn có thể kết hợp hoa quả và rau củ vào các món ăn yêu thích của bé, hoặc chế biến thành sinh tố. Để khuyến khích bé, hãy thay đổi đa dạng loại rau củ để bé có trải nghiệm thú vị khi ăn. Đồng thời, tránh ép buộc trẻ mà tạo điều kiện cho bé thích thú với việc ăn rau củ.
Nhóm protein, vitamin, đạm
Đạm là nhóm thực phẩm quan trọng nằm ở vị trí thứ 4 trong tháp dinh dưỡng cho trẻ em. Mỗi gram chất đạm cung cấp 4 kcal năng lượng. Thiếu đạm có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển, tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều đạm sẽ sản sinh nhiều chất độc, có thể gây hại cho gan và thận của trẻ. Sự cân đối trong chế độ cung cấp đạm giúp bảo vệ cơ thể trẻ khỏi các vi khuẩn, virus gây hại và tăng cường hệ miễn dịch.
Trẻ có thể lấy đạm từ đậu, hạt (đạm thực vật) hoặc từ thịt, cá, trứng, sữa (đạm động vật). Lượng đạm cần thiết hàng ngày cho trẻ là 12-25g cho bé dưới 1 tuổi, 25-55g cho trẻ từ 1-6 tuổi, và 55-85g cho trẻ từ 7-11 tuổi. Đảm bảo cung cấp đủ đạm giúp trẻ phòng tránh bệnh tật, giúp tăng cân, khỏe mạnh và phát triển thể chất.
Nhóm khoáng chất
Nhóm khoáng chất bao gồm kẽm và canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Thiếu hai khoáng chất này có thể dẫn đến còi xương, tăng cơ hội mắc các bệnh, suy giảm hệ miễn dịch và phát triển chậm. Kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp protein qua việc kích thích enzyme, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao, cơ bắp, và hệ miễn dịch của trẻ.
Nhóm chất béo (dầu, mỡ)
Omega-3 là axit béo quan trọng cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ, giúp tăng cholesterol tốt, giảm triglyceride. Phụ huynh nên bổ sung Omega-3 cho trẻ qua sữa mẹ, sữa công thức, sữa chua, kem sữa, phô mai và các sản phẩm sữa khác, kết hợp với chế độ dầu và mỡ để cung cấp năng lượng và dung môi cho vitamin A, D, E, và K tan trong dầu. Điều này giúp trẻ phát triển và duy trì sức khỏe cân đối, hỗ trợ phát triển trí não, cải thiện thị lực, tăng khả năng ghi nhớ, phát triển tư duy và học tập hiệu quả.
Các vấn đề cần lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ em
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ em không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết:
Chú ý đến chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ em một cách phù hợp
Dinh dưỡng là yếu tố mấu chốt hàng đầu quyết định sự phát triển của bé. Bé sẽ được phát triển một cách thông minh và mạnh khỏe khi được bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Vì sữa mẹ giúp não bộ bé được phát triển 1 cách toàn diện, cũng như giúp cơ thể xây dựng hệ miễn dịch kháng lại bệnh tật.
Đối với các trẻ ở giai đoạn ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên và trẻ lớn, các bậc cha mẹ cần cung cấp cho bé chế độ ăn đầy đủ, cân đối và bổ sung giữa 5 thành phần dinh dưỡng. Chất đạm (thịt, cá, trứng…), tinh bột (khoai, gạo, nếp…), chất béo (bơ, dầu, phô mai…), rau củ trái cây và sữa. Chất đạm, tinh bột và chất béo sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ. Các chất dinh dưỡng từ rau củ quả sẽ giúp cơ thể tăng cường sức kháng thể, tăng cường khả năng miễn dịch như một hàng rào chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể.
Sử dụng xen kẽ sữa công thức bên cạnh sữa mẹ
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất. Sau đó, tùy vào nhu cầu của bé và thể trạng của mẹ mà có thể kết hợp thêm cùng sữa công thức. Dù ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của bé, sữa luôn là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào và rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Uống sữa thường xuyên sẽ cung cấp hiệu quả các dưỡng chất như vitamin D, A, B, canxi và rất nhiều các vi chất dinh dưỡng cho trẻ em khác. Ngoài ra, sữa giúp xương của trẻ chắc khỏe, phát triển các cơ và sự linh hoạt trong các hoạt động. Vì vậy, ba mẹ đừng quên bổ sung sữa vào khẩu phần ăn hàng ngày để con có đủ nguồn dưỡng chất thiết yếu và phát triển mạnh khỏe.
Khuyến khích trẻ thường xuyên luyện tập và vận động
Vận động giúp trẻ phát triển trí não và có cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích trẻ rèn luyện, duy trì thói quen vận động thường xuyên (bằng những công việc đơn giản, vừa sức như đi bộ, làm việc nhà, leo cầu thang…) và luyện tập các môn thể thao ngoài trời (từ 1-2 giờ mỗi ngày) để bé có thể phát triển toàn diện cả về sức khỏe lẫn trí lực.
Dù ở bất kỳ độ tuổi nào thì trẻ cũng cần nên vận động vì vừa tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể vừa giúp cơ thể thêm sảng khoái, sức đề kháng tăng lên và ăn uống ngon miệng hơn. Đồng thời, đây cũng là cách để khám phá thế giới xung quanh và học hỏi các kỹ năng sống.
Ngoài ra, việc cho con trẻ tiếp xúc nhiều hoặc quá sớm với các thiết bị công nghệ như tivi, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác là điều nên hạn chế. Bởi, nó sẽ tạo cho trẻ thói quen lười vận động, bị trì trệ và chậm phát triển.
Các nội dung chăm sóc khác
Môi trường là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sự phát triển của trẻ. Việc bé được sống trong một không gian, trong môi trường sạch sẽ, trong lành, sẽ giúp bé hạn chế sự xâm hại của các vi khuẩn gây bệnh. Cũng như cho bé có môi trường được vui chơi, kích thích trẻ học hỏi (cho bé tiếp xúc khám phá thiên nhiên , cuộc sống xung quanh đồ và chơi các trò chơi phát triển trí não,…) là phương pháp tốt nhất để bé phát triển trí tuệ.
Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cho trẻ em thì giấc ngủ đặc biệt quan trọng với sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Nếu bé bị thiếu ngủ thường xuyên quấy khóc, khó chịu, biếng ăn và dễ bị bệnh vặt. Thì các khuyến nghị cho biết trẻ từ 3 đến 35 tháng phải ngủ đủ từ 12 – 14 giờ một ngày, trẻ 3 – 5 tuổi ngủ đủ 11-13 giờ một ngày, trẻ từ 6-10 tuổi cần ngủ từ 10 – 11 giờ một ngày.
Tất cả trẻ nhỏ đều cần được tiêm phòng vaccine đầy đủ theo chương trình quốc gia. Đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe bé một cách toàn diện. Bé sẽ dồn toàn bộ “năng lượng” để phát triển thay vì phải chống chọi với nhiều căn bệnh vì lúc này hệ miễn dịch còn yếu cơ thể chưa tự kháng được. Hơn nữa, tiêm chủng có thể giúp bé phòng ngừa được những căn bệnh, những tác nhân xấu trong cơ thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Với bài viết VIAM Clinic vừa chia sẻ trên, chúng tôi mong rằng bố mẹ sẽ có thêm những kiến thức để có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ em một cách hiệu quả hơn. Nếu bố mẹ cần hỗ trợ trong việc xây dựng chế độ ăn hiệu quả cho con trẻ thì hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để nhận được tư vấn từ các chuyên gia. Mọi thông tin liên quan vui lòng liên hệ 0935.18.39.39 hoặc 0243.633.5678.