3 bước cha mẹ có thể thực hiện ngay bây giờ để ngăn ngừa béo phì cho trẻ

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Một nghiên cứu mới cảnh báo rằng hơn một nửa số trẻ em ngày nay có nguy cơ thừa cân béo phì khi trưởng thành mặc dù cân nặng hiện tại của trẻ không cao. Dưới đây  là cách bạn có thể giúp trẻ phòng ngừa điều đó.

Sau nhiều năm xuất hiện những cảnh báo về sự gia tăng bệnh béo phì ở trẻ em, đã có một tin tốt là thay vì tăng thì tỷ lệ béo phì ở trẻ em Mỹ đã giảm. Nhưng một nghiên cứu gần đây trên tạp chí y học The New England cho thấy tỷ lệ này vẫn còn khá lo ngại. Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng hơn một nửa số trẻ em Mỹ sẽ bị béo phì ở tuổi 35, và một nửa trong số đó sẽ bị thừa cân béo phì ngay khi còn nhỏ.

Các chuyên gia cho đây là một tin đáng ngại. Điều này nhấn mạnh một thực tế là nguy cơ béo phì tồn tại khi trẻ còn nhỏ, và ngay cả những đứa trẻ có cân nặng bình thường ở hiện tại cũng có nguy cơ mắc bệnh béo phì khi trưởng thành.

Đây là một điều báo động cho sức khỏe cộng đồng. Nếu một nửa dân số béo phì ở tuổi 35, các vấn đề sức khỏe mãn tính liên quan đến béo phì như bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch sẽ trở nên phổ biến hơn.

Mặc dù tỷ lệ béo phì ở trẻ em Mỹ đã giảm, nhưng tỷ lệ béo phì toàn cầu vẫn đang tăng lên, theo nghiên cứu mới trên The Lancet. Tỷ lệ béo phì mức độ nặng ở trẻ em cũng tiếp tục tăng.

Béo phì ở trẻ em: nguyên nhân, tác hại và cách điều chỉnh

Vậy điều gì có thể phòng ngừa tương lai này? Các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên để cha mẹ có thể dạy trẻ các kỹ năng như ăn uống điều độ và lắng nghe tín hiệu đói và no của cơ thể và điều này nên được áp dụng cho tất cả những đứa trẻ không chỉ những trẻ đang có nguy cơ thừa cân béo phì. Vậy nên các gia đình cần thực hiện ba bước sau để giúp ngăn ngừa béo phì ở trẻ:

1. Tránh đồ uống có đường bao gồm nước trái cây. Đừng cho trẻ uống và cũng đừng để những đồ uống này xuất hiện trong nhà bạn.Tiêu thụ đồ uống có đường là một yếu tố nguy cơ cao gây tình trạng béo phì ở trẻ em sau này.

2. Ăn các bữa ăn cân bằng cùng nhau. Bữa ăn là khoảng thời gian cả gia đình hãy cùng nhau quây quần, tắt ti vi và các thiết bị điện thoại để tránh gây ảnh hưởng đến bữa ăn và cho trẻ ăn những khẩu phần ăn vừa đủ.

3. Dạy trẻ lắng nghe tín hiệu đói của cơ thể . Dạy trẻ biết tự hỏi xem bản thân có đang đói hay không  trước khi ăn vặt. Nếu trẻ không đói, hãy giúp trẻ tìm ra những điều trẻ cần, cùng trẻ tham gia vào các hoạt động như chơi trò chơi hay trò chuyện với trẻ.

Nếu bạn lo lắng về cân nặng của con bạn, hãy đến gặp bác sĩ . Nhưng đừng quá tập trung vào con số cân nặng của trẻ. Điều đó có thể khiến trẻ cảm thấy bị kỳ thị, gây phản tác dụng và tạo ra sự bất hòa trong gia đình. Hãy giúp trẻ tập trung vào tập luyện tăng cường sức khỏe. Có những thay đổi về dinh dưỡng và hoạt động thể chất mà cả gia đình có thể thực hiện? Nỗ lực của cả nhà không chỉ hỗ trợ con bạn mà còn giúp cả gia đình khỏe mạnh hơn.

Ở quy mô lớn hơn,chuyên gia cũng cho biết môi trường sống  cần thay đổi để hỗ trợ việc ăn uống lành mạnh hơn và tham gia hoạt động nhiều hơn. Lối sống hiện đã khiến việc ăn uống lành mạnh và vận động trở nên khó khăn hơn nhiều và không phải là chúng ta có ít quyết tâm hay ý thức trách nhiệm cá nhân giảm sút so với các thế hệ trước.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Parents



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY