Axit folic được biết đến nhiều nhất với khả năng giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, cũng là loại vitamin mà hầu hết phụ nữ đều biết rằng họ cần phải bổ sung đủ trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, loại vitamin này lại là dưỡng chất quan trọng đối với phụ nữ ở mọi giai đoạn của cuộc đời. Theo khuyến cáo, người trưởng thành cần khoảng 400 microgam folate trong chế độ ăn uống hằng ngày để duy trì sức khỏe tốt.
Contents
Lợi ích và công dụng của axid folic
Lợi ích của axit folic đối với phụ nữ đã được nhiều người biết đến. Về cơ bản, axit folic giúp cơ thể sản xuất các tế bào mới và giữ cho các tế bào hiện có khỏe mạnh. Loại vitamin này được coi là quan trọng đến nỗi vào năm 1998, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã bắt đầu bổ sung axit folic vào ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, giúp việc tiêu thụ thực phẩm chứa axit folic dễ dàng hơn. Vitamin này hòa tan trong nước, đồng nghĩa với việc nó sẽ được thải bỏ khỏi cơ thể thông qua hoạt động tiểu tiện.
Vì axit folic không được lưu trữ trong cơ thể nên điều quan trọng là phải tiêu thụ những thực phẩm có chứa axit folic hoặc bổ sung axit folic thường xuyên. Folate có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế các vấn đề sức khỏe. Đặc biệt, axit folic rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu và các bệnh tim mạch, trong đó có đột quỵ. Nó cũng có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến nhận thức và tâm lý thần kinh như chứng mất trí, trầm cảm và bệnh Alzheimer. Axit folic có thể ngăn ngừa các vấn đề về đường tiêu hóa, như tiêu chảy. Nó cũng có liên quan đến việc ngăn ngừa nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư bàng quang, vú, cổ tử cung, đại trực tràng, thực quản, phổi, buồng trứng, tuyến tụy và dạ dày.
Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên biết rằng cần phải bổ sung axit folic vì chúng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, như tật nứt đốt sống và dị tật bẩm sinh, như dị tật tim. Folate cũng có thể ngăn ngừa tình trạng cân nặng khi sinh thấp và sinh non. Do đó, những phụ nữ đang muốn mang thai hoặc đang cho con bú nên bổ sung thêm axit folic. Lượng folate được khuyến nghị trong chế độ ăn uống cho phụ nữ đang cho con bú là 500 microgam, trong khi khuyến nghị cho phụ nữ mang thai là 600 microgam. Điều này có nghĩa là phụ nữ nên tiếp tục bổ sung thêm axit folic ngay cả sau khi sinh con.
Những nguồn cung cấp axid folic
Bạn có thể tìm thấy axit folic trong nhiều loại thực phẩm. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã bổ sung axit folic vào ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc từ năm 1998. Trái cây và rau quả cũng là nguồn cung cấp axit folic tuyệt vời. Ví dụ về thực phẩm giàu folate bao gồm:
- Măng tây: Bốn ngọn măng tây chứa 89 microgam folate.
- Bơ: Nửa cốc bơ có 59 microgam folate.
- Trái cây họ cam quýt: Ví dụ như chanh, bưởi và cam. Một quả cam nhỏ có 29 microgam folate, trong khi ¾ cốc nước cam có 35 microgam.
- Các loại rau có lá màu sẫm: Ví dụ về các loại này bao gồm rau cải rổ, cải xanh và rau chân vịt. 125 gram rau chân vịt luộc có thể chứa tới 131 microgam folate, trong khi 250 gram rau chân vịt sống có 58 microgam folate.
Tác dụng phụ của axid folic
Folate có trong nhiều loại thực phẩm, điều đó có nghĩa là bạn có thể tiêu thụ một lượng nhỏ mỗi ngày. Tuy nhiên, việc bổ sung axit folic có thể dẫn đến tác dụng phụ, đặc biệt nếu bạn dùng quá liều. Những tác dụng phụ này bao gồm sốt, các triệu chứng đường hô hấp như thở khò khè, tức ngực và phát ban trên da.
Một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Âu cho thấy quá nhiều axit folic có thể làm tăng nguy cơ ung thư, kháng insulin, các vấn đề về gan, tình trạng thần kinh và thậm chí che giấu tình trạng thiếu vitamin B12. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu dùng thực phẩm bổ sung có chứa axit folic/folate.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Hải Yến – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM