5 dấu hiệu khi cơ thể thiếu chất béo

27/04/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cơ thể cần bổ sung chất béo hàng ngày để duy trì hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Nếu không bổ sung đủ chất béo có thể gây ra da khô, rụng tóc,…

Choosing Healthy Fats - HelpGuide.org

Chất béo thường được nhắc đến là nguyên nhân gây ra béo phì, các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp… Nhưng trên thực tế, chất béo tham gia vào rất nhiều chuyển hóa khác nhau trên cơ thể, nếu không bổ sung đủ lượng chất béo hàng ngày có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe.

Các loại chất béo trong chế độ ăn

Chất béo trong chế độ ăn có thể chia thành bốn loại: chất béo dạng trans, chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa

Chất béo dạng trans

Chất béo dạng trans thường được tìm thấy trong các loại dầu giúp cải thiện mùi vị của thực phẩm. Và chất béo này ít lành mạnh với cơ thể nhất. Nếu sử dụng nhiều loại chất béo này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường type 2.

Chất béo dạng trans có thể được tìm thấy trong: Các thực phẩm chế biến sẵn, bánh ngọt, bánh quy, thực phẩm chiên, bơ thực vật.

Chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa được tìm thấy trong hầu hết các sản phẩm từ động vật như thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa. Theo khuyến nghị, bạn nên bổ sung ít hơn 10% lượng calo hàng ngày từ chất béo bão hòa.

Chất béo không bão hòa đơn

Chất béo không bão hòa đơn có thể giúp giảm lượng cholesterol LDL trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Không giống như chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn thường ở thể lỏng. Một số loại thực phẩm có chứa loại chất béo này bao gồm:

    • Dầu thực vật: dầu oliu, dầu hạt cải, dầu mè.
    • Các loại hạt: hạt hạnh nhân, đậu phộng, quả óc chó hay hạt điều.
    • Bơ hạt: bơ đậu phộng và bơ hạnh nhân.
    • Quả bơ.

Chất béo không bão hòa đa

Chất béo này là chất béo thiết yếu đối với cơ thể. Acid béo omega-3 là một loại chất béo không bão hòa đa cụ thể có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bảo vệ bạn chống lại nhịp tim không đều và giúp giảm huyết áp.

Một số loại thực phẩm có chứa omega-3 bao gồm:

    • Cá béo: cá hồi, cá trích, cá mòi
    • Hàu
    • Hạt lanh
    • Hạt chia
    • Quả óc chó.

Tại sao cần phải bổ sung chất béo vào trong chế độ ăn?

Choosing Healthy Fats

– Giúp cơ thể hấp thu vitamin: Cơ thể cần chất béo để hấp thu các loại vitamin A, D, E và K. Việc bổ sung thiếu chất béo trong chế độ ăn có thể gây ra thiếu hụt các vitamin này và gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe khác.

– Hỗ trợ sự phát triển của tế bào: Chất béo tham gia vào quá trình xây dưng cấu trúc màng tế bào giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể.

– Giúp não và mắt hoạt động: Các acid béo omega-3 eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA) giúp duy trì sức khỏe của não, hệ thần kinh trung ương và võng mạc. Cơ thế không thể tự sản xuất ra các acid béo này nên bạn chỉ có thể bổ sung chúng từ chế độ ăn hàng ngày.

– Làm lành vết thương: Các acid béo thiết yếu đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và đông máu

– Sản xuất hormone: Cơ thể bạn cần chất béo trong chế độ ăn để tạo ra các hormone cụ thể, bao gồm hormone sinh dục testosterol và estrogen.

– Nguồn năng lượng: Mỗi gam chất béo bạn tiêu thụ cung cấp cho bạn khoảng 9 calo năng lượng. Để so sánh, mỗi gam carbohydrate hoặc protein chỉ mang lại 4 calo năng lượng.

Không bổ sung đủ chất béo hàng ngày sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể

11 Best Healthy Fats for Your Body and Ones to Avoid - Dr. Axe

Sự thiếu hụt chất béo trong chế độ ăn là hiếm khi xảy ra ở những người khỏe mạnh ăn một chế độ ăn cân bằng, bổ dưỡng. Tuy nhiên, một số trường hợp bạn có nguy cơ bị thiếu chất béo, chẳng hạn như:

    • Rối loạn ăn uống
    • Phẫu thuật cắt bỏ ruột già
    • Bệnh viêm ruột
    • Bệnh xơ nang
    • Suy tuyến tụy
    • Một chế độ ăn giảm cân có chứa rất ít chất béo.

Nếu không bổ sung đủ chất béo trong chế độ ăn, một số quá trình sinh học trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Dưới đây là 5 dấu hiệu khi cơ thể bị thiết chất béo

Thiếu hụt vitamin

Cơ thể cần chất béo để hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như vitamin A,D, E và K. Nếu không hấp thu đủ các vitamin này sẽ làm tăng nguy cơ:

    • Quáng gà
    • Sưng niếu
    • Dễ bầm tím
    • Tóc khô
    • Răng lung lay
    • Đau cơ
    • Trầm cảm
    • Cục máu đông ở dưới móng tay.

Viêm da

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng chất béo là một phần thiết yếu của cấu trúc tế bào da và giúp da của bạn duy trì độ ẩm. Nếu không bổ sung đủ chất béo trong chế độ ăn có thể gây ảnh hưởng đến da và gây ra viêm da. Tình trạng phổ biến của viêm da là da khô và dễ bị bong tróc.

Chậm lành các vết thương

Theo nhiều nghiên cứu, cơ thế sử dụng chất béo để tạo ra các phân tử giúp kiểm soát quá trình viêm. Chế độ ăn ít chất béo có thể phá vỡ phản ứng này và dẫn đến việc chữa lành vết thương chậm. Sự thiếu hụt các vitamin tan trong chất béo như vitamin A và vitamin D cũng có thể khiến vết thương chậm lành hơn bình thường.

Rụng tóc

Phân tử chất béo trong cơ thể có tên là prostaglandin thúc đẩy sự phát triển của tóc. Tiêu thụ quá ít chất béo cần thiết có thể làm thay đổi kết cấu tóc và làm tăng nguy cơ bị rụng tóc.

Thường xuyên bị ốm

Thiếu hụt chất béo nghiêm trọng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Các acid béo thiết yếu cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào miễn dịch. Đặc biệt, cơ thể cần acid béo omega-3, acid alpha linolenic và acid omega-6 để duy trì hoạt động này.

Tóm lại, cơ thể cần chất béo để duy trì các quá trình sinh học. Nếu không bổ sung đủ chất béo trong chế độ ăn, bạn có thể gặp các triệu chứng như khô da, rụng tóc, miễn dịch kém và thiếu hụt một số loại vitamin.

Để duy trì sức khỏe, bạn nên bổ sung các loại chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa. Những chất béo này thường được tìm thấy trong các béo, các loại hạt, dầu oliu và quả bơ.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS. Tùng Duy

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY