5 lợi ích của kẽm đối với cơ thể

22/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Kẽm là một chất khoáng liên quan đến việc tăng cường khả năng miễn dịch và chống cảm lạnh, ngoài ra cũng có rất nhiều lý do để mọi người bổ sung kẽm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 5 lợi ích của kẽm đối với cơ thể.

Có thể bạn đã sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm để ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng hoặc thúc đẩy một tác dụng nhất định đối với sức khỏe. Nhưng với rất nhiều lợi ích của kẽm, thật khó để hiểu vi chất này thực sự cung cấp cho bạn những gì và những tác động của nó đối với sức khỏe của bạn.

Kẽm là gì?

Kẽm là một khoáng chất vi lượng. Điều này có nghĩa là cơ thể con người chỉ cần một lượng nhỏ để hoạt động. Bởi vì nó không được sản xuất hoặc lưu trữ bởi cơ thể, nên được coi là một khoáng chất thiết yếu và phải bổ sung nó thường xuyên thông qua thực phẩm hoặc chất bổ sung. Người lớn cần từ 8 – 11 miligam kẽm/ngày . Bạn có thể cần nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính hoặc bạn đang mang thai hay cho con bú.

Mặc dù chỉ cần một lượng nhỏ nhưng tình trạng thiếu kẽm là khá phổ biến. Theo nghiên cứu năm 2012 ước tính có khoảng 17% dân số thế giới có nguy cơ bị thiếu kẽm. Nguy cơ thiếu kẽm cao hơn ở những người lớn tuổi, vì họ có xu hướng không nhận đủ kẽm từ chế độ ăn uống và có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ kẽm.

Đọc thêm bài viết: Bổ sung sắt, kẽm có giúp tăng đề kháng không?

Nguồn kẽm

Những thực phẩm giàu kẽm bao gồm:

  • Thịt bò
  • Thịt gà
  • Đậu hũ
  • sườn lợn
  • đậu lăng
  • Hạt bí
  • Yến mạch
  • nấm đông cô
  • Sữa chua ít chất béo

Nếu hấp thụ tốt, bạn có thể sẽ đáp ứng 100% nhu cầu dinh dưỡng của mình thông qua một chế độ ăn uống cân bằng. Nhưng khi khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, thực phẩm bổ sung có thể giúp ích. Các sản phẩm động vật có lượng kẽm cao, tuy nhiên cơ thể lại dễ dàng hấp thụ kẽm từ nguồn thực vật.

Người ăn chay trường cũng như người ăn chay có thể bổ sung kẽm từ một số thực phẩm và chất bổ sung có nguồn gốc thực vật. Không nên bổ sung kẽm cùng lúc với các chất bổ sung đồng, sắt hoặc phốt pho. Nếu uống những loại vitamin này, bạn nên chia liều cách nhau 2 giờ.

5 lợi ích của kẽm

Nếu bạn đang tự hỏi kẽm có thể làm gì cho cơ thể và liệu bạn có cần bổ sung thêm kẽm hay không thì đây là một số lợi ích bạn nên cân nhắc.

1. Kẽm hỗ trợ chức năng miễn dịch

Sự phổ biến ngày càng tăng của các thực phẩm, sản phẩm bổ sung kẽm có thể có vai trò của khoáng chất với khả năng miễn dịch. Có một lý do tại sao bạn sẽ tìm thấy siro kẽm, thuốc xịt mũi và viên ngậm ở những người cảm lạnh, ho hay cúm. Các chất bổ sung kẽm có thể giúp kích thích một số tế bào miễn dịch và giảm stress oxy hóa, góp phần giúp hệ thống miễn dịch hoạt động khỏe mạnh, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Mối liên hệ giữa kẽm và chức năng miễn dịch đã được thiết lập kỹ lưỡng thông qua nghiên cứu khoa học. Sự thiếu hụt kẽm đã được chứng minh là làm suy giảm chức năng tế bào miễn dịch và làm tăng tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy, dùng kẽm có thể giúp ngăn ngừa suy yếu hệ thống miễn dịch, hoặc bị tổn thương ở người có hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường.

Và nếu bạn đã bị bệnh, kẽm vẫn có thể giúp ích. Khi bạn bổ sung kẽm trong vòng 24 giờ sau khi các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện, các triệu chứng có thể ít nghiêm trọng hơn, kẽm cũng có thể làm giảm thời gian bị cảm lạnh tới một ngày. Tuy vậy vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định chính xác ảnh hưởng của kẽm đến các triệu chứng cảm lạnh.

Đọc thêm bài viết: 9 thực phẩm giàu kẽm

2. Hỗ trợ chữa lành vết thương

Thiếu kẽm làm chậm quá trình lành vết thương trong khi có đủ kẽm trong cơ thể sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đó. Một nghiên cứu năm 2018 đã chứng minh rằng kẽm đóng một vai trò quan trọng trong mọi giai đoạn của quá trình chữa lành vết thương. Nó giúp sửa chữa stress oxy hóa, giảm viêm, điều chỉnh sự hình thành sẹo và nhiều hơn thế nữa.

Kẽm thường được sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe để giúp điều trị vết thương ngoài da. Kẽm đóng một vai trò trong phản ứng viêm và tổng hợp collagen cần thiết để cải thiện tính toàn vẹn của da. Nếu bạn bị thiếu kẽm, điều này có thể làm chậm quá trình chữa lành vết thương một cách đáng kể.

3. Giúp tăng trưởng và phát triển

Kẽm giúp các tế bào phát triển và nhân lên, cần thiết cho sự phát triển trong thời thơ ấu, thanh thiếu niên và mang thai. Người mang thai, cho con bú và thanh thiếu niên cần nhiều kẽm hơn. Đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng thiếu kẽm và rủi ro khi sinh, tình trạng thiếu kẽm ở người mẹ có liên quan đến việc trẻ sinh ra nhẹ cân và việc bổ sung kẽm không làm giảm nguy cơ xảy ra bất lợi khi sinh như nhẹ cân khi sinh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dùng kẽm khi mang thai làm giảm nhẹ nguy cơ sinh non.

Tình trạng thiếu kẽm từ nhẹ đến trung bình là phổ biến ở người mang thai và mức độ thấp có thể gây sinh non hoặc thậm chí kéo dài thời gian chuyển dạ. Mặc dù kẽm đóng một vai trò quan trọng trong thai kỳ nhưng nó không thường được tìm thấy trong các loại vitamin trước khi sinh. Nhận đủ kẽm khi mang thai là rất quan trọng, vì vậy hãy gặp và trao đổi với bác sĩ để xem việc bổ sung của bạn có phù hợp hay chưa.

4. Làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và bệnh tật

Viêm là một phản ứng miễn dịch bình thường trong cơ thể. Tuy nhiên, viêm có thể trở thành mạn tính khi cơ thể thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng và điều này có thể dẫn đến vô số vấn đề về sức khỏe. Kẽm là một chất chống oxy hóa, có nghĩa là nó giúp chống lại quá trình oxy hóa gây hại cho các tế bào, căng thẳng oxy hóa là một yếu tố chính gây viêm nhiễm, lão hóa và nguy cơ mắc bệnh mạn tính. Việc bổ sung đủ kẽm đặc biệt quan trọng đối với người lớn từ 65 tuổi trở lên để giúp ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe liên quan đến tuổi tác.

5. Mang lại lợi ích cho da

Nhiều tình trạng da được đặc trưng bởi viêm. Vì kẽm có tác dụng chống lại nó nên có khả năng kẽm sẽ có lợi cho làn da của bạn. Trên thực tế, các tình trạng da như viêm da, mụn trứng cá, hăm thường được điều trị bằng kẽm dạng uống hoặc bôi ngoài da. Kẽm bôi ngoài da đã được chứng minh là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với mụn trứng cá nhẹ đến trung bình trong khi kẽm uống có thể giúp điều trị mụn trứng cá từ trung bình đến nặng.

Ngoài ra, nồng độ kẽm trong máu thấp hơn có liên quan đến mụn trứng cá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên sử dụng kẽm như một phương pháp điều trị đầu tay cho các vấn đề về da. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của kẽm đến da, liều lượng cần thiết và phương pháp sử dụng nào (uống hoặc bôi) là hiệu quả nhất đối với các vấn đề về da cụ thể. Bạ nên gặp bác sĩ trước khi sử dụng kẽm cho một vấn đề về da.

Kẽm có an toàn không?

Kẽm từ thực phẩm được coi là an toàn. Các chất bổ sung kẽm thường được dung nạp tốt, nhưng dùng quá nhiều kẽm có thể gây tác dụng phụ có thể dẫn đến ngộ độc kẽm. Các triệu chứng ngộ độc kẽm có thể bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Bệnh tiêu chảy
  • Thiếu đồng

Khi đang bị ốm, bạn có thể chưa muốn sử dụng siro kẽm hay viên ngậm. Các sản phẩm này, đặc biệt là viên ngậm và thuốc xịt mũi có thể có tác dụng phụ như buồn nôn, có vị khó chịu trong miệng và mất mùi tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bổ sung kẽm cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc kháng sinh. Nếu bạn hiện đang dùng bất kỳ loại thuốc nào hoặc có vấn đề về sức khoẻ thì cần gặp bác sĩ trước khi bổ sung kẽm.

Một lưu ý là bổ sung kẽm cũng có thể tương tác với các chất bổ sung khác mà bạn đang dùng. Vì vậy, bạn cần nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về tất cả các chất bổ sung bạn dùng và những chất bạn muốn bổ sung. Bởi điều này có thể giúp bạn tránh được những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Trần Thị Thu Hoài – Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng Viam

Theo Livestrong



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY