7 lý do khiến trẻ bỏ bú bình

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Trẻ không chịu bú bình không phải là một điều hiếm gặp. Một số trẻ luôn từ chối bú bình còn một số trẻ đột nhiên từ chối điều đó sau khi được bú bình một thời gian. Trong một số trường hợp, cho trẻ bú bình rất quan trọng vì một số nguyên nhân như sữa mẹ tiết ra không đều, sữa mẹ không đủ mẹ cần bổ sung thêm sữa ngoài. Vì vậy, nếu trẻ không chịu bú bình, việc xác định lý do trẻ từ chối là cần thiết để bạn có thể khắc phục.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM sẽ giải đáp cho bạn những lý do có thể khiến trẻ từ chối bú bình và cách giúp trẻ chấp nhận việc bú bình.

7 lý do khiến trẻ bỏ bú bình

Những lí do khiến trẻ từ chối bú bình

Dưới đây là những lý do phổ biến khiến trẻ không chịu bú bình.

– Trẻ vừa mới cai sữa mẹ vẫn muốn bú mẹ vì việc bú bình khiến trẻ phải thay đổi thói quen của chúng.

– Trẻ chưa cảm thấy đói để đòi bú. Thông thường, một em bé đói sẽ biểu hiện các dấu hiệu như thè lưỡi, đưa tay vào miệng hoặc khóc.

– Trẻ đang cảm thấy khó chịu hoặc không khỏe khi bú bình trong thời điểm này. Việc trẻ đang mọc răng hoặc đang gặp vấn để về tiêu hóa là những khả năng có thể khiến trẻ từ chối bú bình hoặc đôi khi là kể cả việc bú mẹ.

– Trẻ bị đặt ở tư thế không thoải mái, khiến bé cảm thấy khó chịu, do đó không chịu bú bình.

– Trẻ không thích hương vị hoặc kết cấu của sữa công thức hay sữa mẹ được vắt ra.  Hoặc sữa được pha ở nhiệt độ cao khiến trẻ không chịu bú bình

– Bình bú không phù hợp cho trẻ tự cầm nắm để bú, hoặc núm vú của bình khiến trẻ không thích.

– Trước đó trẻ đã gặp vấn đề với việc bú bình. Ví dụ, tia sữa trong bình quá mạnh có thể khiến trẻ bị sặc và ho đột ngột.

Việc xác định chính xác lý do từ chối bình sữa có thể giúp bạn giải quyết vấn đề. Nếu bạn không chắc tại sao trẻ không chịu bú bình, hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn giải đáp.

Cách để giúp trẻ chấp nhận việc bú bình

Dưới đây là một số cách có thể giúp trẻ chấp nhận việc bú bình một cách dễ dàng.

– Hãy để trẻ tập bú bình dần dần và cho trẻ có nhiều thời gian để thích nghi. Ban đầu, một số trẻ từ chối bình sữa, nhưng sự kiên nhẫn và nỗ lực bền bỉ của bạn sẽ giúp chúng chấp nhận bú bình.

– Cho trẻ bú bình khi trẻ bình tĩnh. Nên tập cho trẻ bú bình khi trẻ bình tĩnh hơn là khi trẻ đang đói và quấy khóc. Việc cố gắng cho trẻ đang quấy khóc bú bình có thể làm trẻ khó chịu hơn và phá hoại những nỗ lực của bạn.

– Thay đổi kích cỡ và hình dạng của bình sữa và núm vú để kiểm tra xem loại nào phù hợp nhất với con bạn.

– Không đưa núm vú của bình sữa trực tiếp vào miệng trẻ. Bạn hãy để cho trẻ tự ngậm vào núm vú bình sữa.

– Hãy thử thay đổi sữa công thức cho trẻ và xem liệu đâu là loại sữa mà trẻ thích. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ dinh dưỡng trước khi thay đổi để bạn có lựa chọn phù hợp.

– Thử thay đổi vị trí cho trẻ bú và xem vị trí nào giúp trẻ thoải mái nằm bú. Bạn có thể thử các kỹ thuật cho ăn khác nhau và cho trẻ đủ thời gian để thử từng phương pháp. Ngoài ra, hãy tránh những thứ gây xao nhãng như âm nhạc, ti vi và đồ chơi để trẻ làm quen với các phương pháp cho ăn tốt hơn

– Di chuyển xung quanh khi cho trẻ bú. Những chuyển động lắc lư nhẹ nhàng có thể khiến một số trẻ bú bình một cách thoải mái. Ngoài ra, một số trẻ có xu hướng thích bú bình khi da kề da, giống như bú mẹ.

– Để người khác cho trẻ ăn. Một số trẻ có thể bối rối khi chúng đang được mẹ cho bú trực tiếp nay lại chuyển sang cho bú bình thay thế. Mẹ có thể tranh thủ sự giúp đỡ của một thành viên trong gia đình hoặc người chăm sóc có thể cho trẻ bú bình. Điều đó đôi khi khiến trẻ dễ dàng chấp nhận bú bình hơn.

– Ngửi và nếm sữa mẹ hoặc sữa công thức trước khi cho trẻ uống. Đôi khi, trẻ có thể từ chối uống sữa mẹ hoặc sữa công thức do thay đổi khẩu vị. Kiểm tra mùi và vị của sữa trước khi cho trẻ uống là điều cần thiết để bạn chắc chắn hương vị của sữa không phải là lí do khiến trẻ từ chối

Những phương pháp này có thể giúp trẻ làm quen với bình sữa tốt hơn. Và nếu trẻ tiếp tục không chịu bú bình, bạn có thể hỏi ý kiến ​​bác sĩ chuyên gia nhi khoa và dinh dưỡng

>>>Xem ngay: Top các bác sĩ khám dinh dưỡng cho bé đáng tin cậy

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Việc trẻ không chịu bú bình tạm thời có thể chấp nhận được và không quá đáng ngại nhưng nếu tình trạng này kéo dài bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ để loại trừ chứng rối loạn ăn uống hoặc bệnh lý khiến trẻ biếng ăn .

Tham khảo ý kiến ​​chuyên gia nếu trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây cùng với việc liên tục không chịu bú bình.

– Trẻ khó chịu mệt mỏi

– Sốt

– Nôn mửa

– Tiêu chảy

– Táo bón

– Khóc liên tục hoặc đau bụng

– Khó thở

Chẩn đoán kịp thời về bất kỳ rối loạn ăn uống hoặc bệnh tật nào có thể giúp ngăn ngừa những ảnh hưởng lâu dài như nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, tăng cân kém, chậm phát triển. 

Việc không chịu bú bình là chuyện thường xảy ra. Trẻ sơ sinh có thể tạm thời từ chối bú bình vì một số lý do mà bạn có thể giải quyết bằng những nỗ lực bền bỉ, sự hỗ trợ và chăm sóc trẻ. Trong trường hợp trẻ lớn hơn, bạn có thể thử cho trẻ bú bằng cốc tập uống – Sippy cup. Nếu bạn cảm thấy trẻ bú không bình thường, ngay cả khi bú bình, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

Làm thế nào để có cân nặng hợp lý? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp từ Mom Junction



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY