7 sai lầm thường gặp về kiêng khem thực phẩm Carbs của người bệnh tiểu đường

01/03/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Với người bệnh tiểu đường, thì việc chọn lựa số lượng và chủng loại bột đường (Carb) trong bữa ăn hàng ngày để ổn định lượng đường máu và HbA1C là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên có nhiều khuyến nghị khác nhau từ các trang mạng xã hội, thậm chí từ các bác sĩ, rồi cách hiểu và vận dụng của mỗi người bệnh mà cho kết quả khác nhau. Có người do quá sợ và hiểu không đúng  lại kiêng khem quá mức dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, hoặc biến chứng tim mạch, thần kinh… nguy hại cho cơ thể.

Sau đây là 7 vấn đề sai lầm thường gặp về kiêng khem bột đường với người bệnh:

1. Không lựa chọn đúng chế độ ăn kiêng bột đường cho mình.

Với khẩu phần bình thường, đa số khuyến nghị Carb chiếm 45-60% tổng năng lượng. Khái  niệm “low-carb” chưa được thống nhất, được khuyến nghị rất khác nhau từ theo từng tác giả và tài liệu. Mỗi tác giả có những mục tiêu khác nhau: ví dụ cho người bệnh tiểu đường khác với người khỏe mạnh muốn giảm cân đơn thuần, người chỉ muốn giữ cân, người hoạt động thể lực nhiều với dân văn phòng hoạt động thể lực ít.

Tìm hiểu về Glucid (Chất bột đường) đối với sức khỏe

Có tài liệu đưa ra <25% năng lượng do Carb cung cấp, có tài liệu nói từ 20-50g Carb, có tài liệu đưa ra <130g Carb với khẩu phần 2000Kcal. Chế độ Keto còn khuyến nghị Carb thấp hơn nữa(<5%)…. Bởi vậy  bạn cần tìm hiểu kỹ mục tiêu của bạn là gì, khuyến nghị nào phù hợp với mục tiêu của mình, trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho riêng mình, không phải thấy họ làm vậy thì mình cũng theo vậy!

2. Không trao đổi thường xuyên với bác điều trị về vấn đề sức khỏe của bạn.

Trong quá trình điều trị, bạn có thể gặp phải rất nhiều vấn đề xảy ra, có thể kể đến như:

  • Hoa mắt chóng mặt do hạ đường huyết, do ăn uống không đúng hoặc dùng thuốc không đúng liều
  • Huyết áp tụt
  • Đau buốt tê bì chân tay, chân tay lạnh, mắt mờ, tai nghe kém
  • Rối loạn giấc ngủ

Đây đều là những triệu chứng, biến chứng cấp tính, hoặc mãn tính của bệnh. Bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng để có hướng phù hợp ngay, giải quyết chứng càng sớm càng tốt, tránh gây ra những biến chứng nặng hơn, khó điều trị.

3. Không theo dõi lượng đường trong máu của bạn

Nhiều người chủ quan, không theo dõi lượng đường máu và HbA1C đều đặn theo khuyến nghị, tự mua thuốc dùng theo đơn cũ của bác sỹ. Điều này dẫn đến những  biến chứng, sai lầm về liều lượng thuốc, cũng như điều chỉnh chế độ ăn và chế độ tập luyện không phù hợp với tình trạng tiến triển của bệnh.

Tùy theo tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ có thể khuyên bạn xét nghiệm đường máu hàng ngày, hàng tuần; HbA1C 3 tháng/lần cùng các chỉ số mỡ máu, gan thận…

Hướng dẫn kiểm soát theo dõi đường huyết tại nhà | Vinmec

4. Tập trung quá nhiều vào tổng lượng mà không chú ý về chất lượng Carb

Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường phải đảm bảo cả về tổng lượng và chất lượng carb. Nên sử dụng thực phẩm tự nhiên, ít qua chế biến, thực phẩm có hàm lượng carb thấp những giàu chất xơ và chất béo nguồn thực vật,  ví dụ loại hạt hoặc quả chứa dầu oliu, quả bơ, quả óc chó, hạt điều, cá hồi. Thậm chí có thể dùng chất ngọt nhân tạo được phép trong các đồ uống…để giảm carb mong muốn. NHững thực phẩm này có chỉ số đường huyết (GI) thấp, rất tốt cho người bệnh tiểu đường, giảm cân.

Thực phẩm này cũng có lượng protein chất lượng cao rất quan trọng cho bạn.

Chớ ngần ngại tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp cho riêng mình.

5. Nạp tất cả lượng lớn carb vào bữa lớn thay vì rải chúng ra nhiều bữa

Tốt nhất 30 – 45 g Carb (1 đến 2 đơn vị cơm, mỳ) cho một bữa, tương đương lưng đến miệng bát cơm, hoặc 1-2 lát mỳ gối…

Việc ăn thành 4-5 bữa nhỏ mỗi ngày thay chó 3 bữa lớn, giúp cho đường máu không bị tăng cao, bạn không bị hạ đường huyết vào giữa buổi, và cảm thấy sung sức suốt cả ngày. Những người có tập luyện thể thao thì cần chú ý tới bữa ăn trước và sau khi tập phù hợp.

6. Thiếu chất xơ, chất dinh dưỡng quan trọng

Lượng chất xơ khuyến nghị mỗi ngày 20-30g, tuy nhiên thực tế hầu kết chỉ đạt 10-15g, tức là đạt 30-50% nhu cầu.

Với người bệnh tiểu đường, chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm cơn đói, no lâu, giúp giảm huyết áp, cải thiện bài tiết insuline và giúp giảm cân, ổn định đường máu. Ngoài ra thực phẩm chrau quả chứ nhiều chất xơ cũng chữa nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết khác.

Chất Xơ Tốt, Chất Xơ Xấu Và Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe • Leep.app

Bạn cần chú ý chọn lựa các thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, bánh mỳ toàn phần), quả chín mọng, các loại đậu, hạt chia, bánh mì, ngô bắp. Táo bón là một dấu hiệu quan trọng về thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn của bạn.

Đủ nhu cầu 30g chất xơ từ các bữa ăn cũng khá khó khăn với đa số mọi người, sử dụng thực phẩm bổ sung chất xơ cũng các bác sỹ được khuyến nghị trong trường hợp này.

7. Uống ít nước, khiến bản thân có nguy cơ bị mất nước

Người bệnh tiểu đường có xu hướng đi tiểu nhiều, mất nước. Nếu không uống nước đủ cùng ăn low-carb có thể làm tăng nguy cơ mất nước cũng như mất cân bằng điện giải, do carbohydrate sẽ tích trữ nước cùng với nó.

Ngoài ra, nếu kế hoạch low-carb của bạn liên quan đến việc loại bỏ nhiều thực phẩm chứa nhiều natri  khỏi chế độ ănvà có thể làm giảm mức natri máu.

Trừ những người bị huyết áp cao thì cần kiểm soát lượng nước nạp vào theo hướng dẫn, còn các đối tượng  tiểu đường khác nên uống thêm khoảng 2 lít nước mỗi ngày, chia nhỏ làm nhiều lần, mỗi lần khoảng 100-150ml.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

PGS.TS.BS. Nguyễn Xuân Ninh – Phòng khám dinh dưỡng VIAM

 



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY