7 thực phẩm cần tránh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bệnh chàm

03/04/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số loại thực phẩm mà phụ huynh cần tránh nếu trẻ mắc bệnh chàm.

Bệnh chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa, là bệnh phổ biến gây đỏ da, ngứa và viêm. Bệnh chàm xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Nhiều yếu tố tác động gây nên các đợt bùng phát bệnh chàm, trong đó có thực phẩm.

Thực phẩm không trực tiếp gây ra bệnh chàm nhưng thay đổi chế độ ăn có thể giúp làm giảm các triệu chứng, nhất là với những người nhạy cảm hoặc dị ứng với các loại thực phẩm cụ thể.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách trị và phòng ngừa | Huggies

Những loại thực phẩm làm cho bệnh chàm ở trẻ trở nên nặng hơn.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc loại bỏ một hoặc nhiều loại thực phẩm này khỏi chế độ ăn có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh chàm ở một số trẻ.

  1. Sữa

Dị ứng với sữa bò không chỉ là loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ nhỏ mà các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa và pho mai cũng là yếu tố phổ biến gây ra bệnh chàm. Một số loại sữa có nguồn gốc từ thực vật có thể thay thế cho sữa bò, như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân và sữa hạt điều. Đừng quên kiểm tra danh sách thành phần một cách cẩn thận, vì một số sản phẩm này có nhiều calo và thêm đường.

  1. Cá và động vật có vỏ

Thuật ngữ “động vật có vỏ” dùng để chỉ tất cả các loài động vật thủy sinh mà bề ngoài có vỏ cứng, bao gồm cua, tôm hùm, hàu, trai và tôm. Trong khi đó, hầu hết các loại cá, bao gồm cá hồi, cá ngừ và cá rô phi, đều có vây và vảy.

Mặc dù cả cá và động vật có vỏ đều giàu dinh dưỡng và là nguồn cung cấp protein và axit béo omega-3 dồi dào, nhưng chúng lại có nguy cơ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh chàm ở nhiều trẻ em. Điều này là do trẻ bị dị ứng với cá và động vật có vỏ, dẫn đến xuất hiện nhiều vấn đề như nổi mề đay, ngứa và chàm.

Giải Đáp] Hải Sản Là Gì? Cá Có Phải Hải Sản Không?

Một số trẻ có thể nhạy cảm với cá hoặc động vật có vỏ, một số trẻ khác thì chỉ phản ứng với một số loại nhất định, chẳng hạn như động vật giáp xác (như tôm và cua) hoặc động vật thân mềm (như hàu và nghêu).

Bác sĩ có thể giúp xác định loại hải sản cụ thể nào có thể gây ra các triệu chứng ở trẻ.

  1. Thực phẩm từ đậu nành

Đối với những người bị dị ứng với đậu nành, việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ và đậu nành Nhật có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến các phản ứng trên da như bệnh chàm.

Nếu trẻ nhạy cảm với các sản phẩm từ đậu nành, hãy để ý các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa các thành phần làm từ đậu nành, tất cả đều có thể làm các triệu chứng của bệnh chàm trở nên nặng hơn. Một vài thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành như xì dầu, tamari, soy protein (protein từ đậu nành), đạm thực vật.

 
  1. Trứng

Một số trẻ có thể bị dị ứng với các protein có trong lòng trắng hoặc lòng đỏ trứng, từ đó làm xuất hiện các triệu chứng của bệnh chàm. Hầu hết các trường hợp dị ứng trứng ở trẻ em đều thuyên giảm khi trẻ được khoảng 5 tuổi. Ngoài ra, một số trẻ nhạy cảm với trứng có thể dung nạp ở một số dạng khác, chẳng hạn như trứng nướng.

  1. Các loại hạt

Một số loại hạt khiến bệnh chàm trở nặng ở những trẻ nhỏ bị dị ứng với hạt, như:

  • Hạnh nhân
  • Hạt điều
  • Hạt óc chó
  • Hạt hồ đào

Ngoài việc tránh tiêu thụ các loại hạt, trẻ cũng cần tránh các loại thực phẩm có chứa các loại hạt như pesto, bơ hạt, các sản phẩm từ dừa và một số loại ngũ cốc, bánh quy và kẹo.

Các Loại Hạt Dinh Dưỡng Và Những Lợi Ích Sức Khỏe - AtlasGarden

  1. Lúa mì hoặc gluten

Lúa mì là một loại ngũ cốc và là thành phần chính trong nhiều loại thực phẩm như bánh mì, mì ống và đồ nướng. Gluten là một loại protein có trong lúa mì, đại mạch và lúa mạch đen, tạo nên kết cấu và độ đàn hồi của bột.

Ở những người bị dị ứng với lúa mì, việc tiêu thụ các sản phẩm có chứa lúa mì có thể làm tình trạng bệnh chàm trở nên nặng nề và gây ra các triệu chứng khác như nổi mề đay, hen suyễn và các vấn đề về tiêu hóa.

Bệnh chàm và phát ban trên da cũng có thể do nhạy cảm với gluten hoặc do bệnh celiac, là một bệnh tự miễn gây ra phản ứng miễn dịch khi tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten. Mặc dù không có xét nghiệm nào để chẩn đoán trường hợp mẫn cảm với gluten, không phải bệnh celiac, nhưng bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm da hoặc máu để giúp xác định xem trẻ có mắc bệnh celiac hay dị ứng với lúa mì hay không.

  1. Đậu phộng

Đậu phộng là một chất gây dị ứng phổ biến và có liên quan đến một số phản ứng trên da, bao gồm phát ban, nổi mề đay, ngứa và chàm. Dị ứng đậu phộng đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì hầu hết bệnh xuất hiện trong vòng 2 năm đầu đời.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng dị ứng đậu phộng hay gặp hơn ở những trẻ sơ sinh bị bệnh chàm từ mức trung bình đến nặng.

Hãy thử sử dụng các loại thực phẩm thay thế như bơ hạt hay các loại hạt khác trong các món ăn để hạn chế xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Thực phẩm nào giúp giảm triệu chứng bệnh chàm ở trẻ?

Một số loại thực phẩm có thể có lợi cho người mắc bệnh chàm, giúp giảm các triệu chứng như ngứa và viêm. Ví dụ, trái cây và rau quả rất giàu chất chống oxy hóa, là những hợp chất có thể chống lại mất cân bằng oxy hóa, tổn thương tế bào và viêm nhiễm. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc làm giảm mất cân bằng oxy hóa có thể đóng một vai trò trong việc kiểm soát bệnh chàm.

5 loại trái cây giúp bổ sung năng lượng – Phòng khám Đa khoa Đại học Y khoa  Phạm Ngọc Thạch

Tăng lượng men vi sinh thông qua thực phẩm lên men hoặc chất bổ sung cũng có thể có hiệu quả trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm ở trẻ em. Một số tác nhân có thể gây ra bệnh chàm ở trẻ như mồ hôi và nước bọt của chính chúng, cũng như sự tiếp xúc với không khí khô, hút thuốc, lông thú cưng và phấn hoa. Khi trẻ gãi, làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, quần áo, bột giặt hoặc chất làm mềm vải, phấn rôm trẻ em, khăn lau, dầu gội và xà phòng có mùi thơm cũng là một trong những tác nhân gây bệnh mà bạn cần chú ý để bảo vệ trẻ trước những nguy cơ gây bệnh.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY