Ăn bánh trung thu có tốt cho sức khỏe hay không?

30/08/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bánh trung thu là một loại bánh truyền thống của ngày Tết trung thu tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bạn được chuẩn đoán đang mắc bệnh béo phì, thì đây không phải một lựa chọn thích hợp dành cho bạn.

It's the season of the mooncake - Food - The Jakarta Post

Tết Trung thu rơi vào ngày 15 tháng 8 theo lịch Việt Nam (tức ngày 10 tháng 9 năm nay) là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Việt Nam. Trong ngày này, người ta cho rằng trăng sẽ sáng và tròn nhất trong năm. Ngày này cũng được biết đến là dịp đoàn viên, được tổ chức rộng rãi bằng cách tổ chức các cuộc đoàn tụ gia đình.

Bánh trung thu là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam được ăn trong dịp Tết Trung thu này. Tuy nhiên, món bánh kỷ niệm này có thể khiến bạn tăng cân quá mức, lượng đường trong máu của bạn cũng có thể tăng đột biến và thậm chí có khả năng làm tăng huyết áp của bạn.

Dưới đây là một vài lý do tại sao bánh trung thu lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn

Bánh trung thu là một cơn ác mộng calorie

Ever googled 'how many calories are in a mooncake'? We got you covered. -  Culture

Nói chung, bánh trung thu truyền thống được làm bằng bột tinh chế, đường, bơ, dầu thực vật và nhân đậu được tẩm nhiều đường và có lòng đỏ trứng (có thể có hoặc không). Một chiếc bánh trung thu đậu đỏ nhỏ (60g) thường chứa tới 270 kcal, gần như tương đương với một bát cơm trắng.

Tham khảo: Gói khám, tư vấn Dinh dưỡng Tổng quát cho Người trưởng thành.

Tuy nhiên, vì lòng đỏ trứng có nhiều chất béo nên một chiếc bánh trung thu với một lòng đỏ trứng có thể chứa tới 420 kcal và bánh trung thu sầu riêng thì lượng kcal có thể lên đến 800 kcal (gần như tương đương với 2 bát cơm rưỡi). Lượng calo trung bình được khuyến nghị hàng ngày là 2500 đối với nam và 2000 đối với nữ, vì vậy ăn toàn bộ một chiếc bánh trung thu có thể chiếm gần một nửa mức kcal hàng ngày của bạn.

Và một quan niệm sai lầm phổ biến là bánh dẻo nhẹ hơn và tốt cho sức khỏe hơn bánh nướng – điều này không nhất thiết đúng, tất cả đều được tạo ra từ những thành phần chủ yếu của chiếc bánh trung thu.

Chứa nhiều đường và chất béo xấu

Ngoài lượng kcal lớn, lượng đường và chất béo trong một chiếc bánh trung thu còn cao hơn nhiều so với lượng đường có trong gạo. Lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày không được quá 10 muỗng cà phê (trong đó 4g đường trên nhãn tương đương với 1 thìa cà phê đường), và hàm lượng đường của một chiếc bánh trung thu nhân sen tiêu chuẩn có thể chứa khoảng 16 muỗng cà phê đường và 11 muỗng cà phê chất béo (tùy thuộc vào công thức của bánh trung thu).

Thành phần chất béo trong bánh trung thu chủ yếu là từ dầu thực vật tinh luyện, bơ làm bánh, đây đều là chất béo xấu có thể gây đông máu và làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể bạn. Một số người yêu thích bánh trung thu sẽ ăn số lượng bánh nhiều trong một ngày. Việc này có thể gây tác động xấu cho những người bị tiểu đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu và bệnh mạch vành, làm trầm trọng thêm tình trạng xơ vữa động mạch cũng như gây ra các bệnh như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Chứa hương liệu và màu nhân tạo

Từ bánh trung thu truyền thống đến bánh có hương vị lạ miệng, bánh trung thu giờ đây có thêm các hương vị mới thú vị như phô mai nam việt quất, trà xanh, dâu, chocolate, cà phê, vị trái cây và các vị khác. Không giống như các loại nhân truyền thống như sen, đậu đỏ và các loại hạt, các hương vị mới thường trông hấp dẫn và nhiều màu sắc hơn khiến các bạn trẻ rất thích thú. Tuy nhiên, hãy luôn đọc nhãn bánh trước khi mua vì nhiều loại được làm bằng chất tạo màu và hương liệu nhân tạo, ngoài hàm lượng đường và chất béo cao, chúng còn có thể gây thêm gánh nặng cho cơ thể bạn

Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng bánh trung thu không phải là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất để tiêu thụ, nhưng tất nhiên việc hạn chế ăn chúng trong mùa lễ hội là rất khó xảy ra, vì vậy bạn vẫn có thể thưởng thức bánh trung thu của mình nhưng theo một cách có ý thức hơn.

Dưới đây là một số mẹo về cách ăn bánh trung thu mà ít mang lại tác hại nhất cho bạn.

Chia sẻ bánh với bạn bè và người thân

3 Best Mooncakes in Sydney | Asian Inspirations

Các chuyên gia khuyến cáo rằng không nên ăn bánh trung thu quá mức. Khi ăn bánh trung thu, bạn nên chia bánh thành nhiều phần nhỏ và chia cho gia đình, bạn bè cùng thưởng thức để tránh nạp quá nhiều chất béo và đường.

Không ăn bánh trung thu như bữa sáng hay như một bữa ăn

Một số người thích dự trữ bánh trung thu và ăn chúng như bữa sáng – điều này đi ngược lại nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng. Ba bữa ăn trong ngày nên được cân bằng với lượng carbs tốt, chất béo tốt và protein tốt.

Tham khảo: Bánh trung thu – Ăn thế nào để không béo?

Bánh trung thu chứa lượng đường cao, nếu ăn vào buổi sáng, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng cao và sau đó sẽ giảm xuống vào giữa ngày, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và thèm ăn nhiều đường hơn. Tốt hơn hết bạn nên lấy bánh trung thu làm món phụ để bổ sung cho bữa ăn của mình thay vì ăn như món chính.

Lựa chọn thay thế bánh chứa đường tinh luyện thành bánh không đường hoặc lành mạnh hơn

Are some 'no added sugar' claims really illegal?

Bánh trung thu không đường giữ được hương vị thơm ngon hơn nhờ các chất làm ngọt tự nhiên như isomalt hoặc stevia – dẫn đến hàm lượng đường thấp hơn và trở thành một món ăn lành mạnh hơn.

Giảm lượng carbohydrate của bạn

Những người thừa cân nên giảm lượng tinh bột và dầu ăn để cân bằng dinh dưỡng trong ngày nếu ăn bánh trung thu. Những người có khả năng bị rối loạn chuyển hóa, xơ cứng động mạch và tiểu đường cũng nên ăn ít bánh trung thu hơn.

Uống trà

THE MID-AUTUMN FESTIVAL IS AROUND THE CORNER - Central Mansions Luxury  Serviced Apartments Phnom Penh

Tốt hơn hết bạn nên uống một ít trà, chẳng hạn như trà hoa, trà xanh hoặc trà ô long khi ăn bánh trung thu. Trong trà có chứa axit axetic có thể giúp tiêu hóa và ngăn ngừa tích tụ mỡ trong cơ thể. Tránh đồ uống có ga như Coca Cola vì chúng chứa nhiều calo và đường, vì vậy chúng càng làm tăng tác dụng vỗ béo của bánh trung thu.

Ăn cùng với bưởi

E-Magazine | city'super

Bưởi, một thực phẩm truyền thống khác của ngày Tết Trung thu, cũng được khuyến khích vì hàm lượng vitamin C cao. Trái cây cũng được biết là làm giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Luôn luôn ăn một ít bưởi cùng với bánh trung thu để tránh ăn quá nhiều.

Tóm lại, bánh trung thu là món tráng miệng ngon lành trong mùa lễ hội nhưng xét về mặt sức khỏe thì lại bị xếp vào loại đồ ăn vặt không lành mạnh nên nếu phải ăn thì bạn nên ăn vừa phải. Những người đã mua bánh trung thu, hãy lưu ý đến nhãn sản phẩm như hàm lượng đường, thành phần và hàm lượng chất béo. Luôn chọn bánh trung thu có thành phần tự nhiên và tốt cho sức khỏe cũng như ít kcal hơn nhé!

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

BS. Đoàn Hồng

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Purely B



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY