Ăn dặm tự chỉ huy là gì?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Ăn dặm tự chỉ huy là một cách ăn dặm phổ biến để giúp bé làm quen với thực phẩm mà không phụ thuộc vào các loại đồ ăn dặm sẵn có, không phải nghiền và không cần cho ăn bằng thìa.

Những người ủng hộ phương pháp này cho rằng phương pháp này có rất nhiều lợi ích như đơn giản hoá quá trình chuẩn bị đồ ăn cho trẻ, kiểm soát việc ăn uống tốt hơn, trẻ ít cáu gắt với đồ ăn hơn và dự phòng được tình trạng béo phì sau này ở trẻ sau này. Tuy vậy, nhiều chuyên gia lưu ý đến những nhược điểm của phương pháp này, ví dụ như làm tăng nguy cơ hóc nghẹn.

Ăn dặm tự chỉ huy là gì?

Ăn dặm tự chỉ huy xuất hiện đầu tiên khoảng 15 năm trước và đã trở nên vô cùng phổ biến trong những năm gần đây. Ăn dặm là quá trình cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ/sữa công thức. Ăn dặm tự chỉ huy là việc giới thiệu thực phẩm tới trẻ khi trẻ được khoảng 6 tháng. Ăn dặm tự chỉ huy có thể thay thể việc nghiền và xúc thức ăn cho trẻ bằng thìa khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Thay vì việc cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, ăn dặm tự chỉ huy khuyến khích cha mẹ cho trẻ ăn thực phẩm với kích thước nhỏ ngay từ đầu. Trong cách ăn dặm truyền thống, cha mẹ sẽ lựa chọn loại thực phẩm nào cho trẻ, cho trẻ ăn khi nào và dưới dạng nào, vì vậy, trẻ có thể được cho ăn tốt nhất. Ngược lại, ăn dặm tự chỉ huy, trẻ sẽ tự chọn việc ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn nhanh hay chậm.

Lợi ích của ăn dặm tự chỉ huy

Ăn dặm tự chỉ huy có rất nhiều lợi ích như giúp hình thành các hành vi ăn uống lành mạnh hơn cho đến các lợi ích lâu dài với sức khoẻ của trẻ.

Kích thích hành vi ăn uống lành mạnh

Ăn dặm tự chỉ huy nhấn mạnh đến việc để trẻ tự lựa chọn việc ăn gì và ăn bao nhiêu, khiến trẻ trở thành người chủ động trong quá trình ăn uống thay vì là đối tượng bị động. Vì thế, ăn dặm tự chỉ huy thường được khẳng định là giúp hình thành các thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Trong một nghiên cứu, trẻ được ăn dặm tự chỉ huy dễ nhận ra cảm giác no và đói hơn trong khoảng từ 18-24 tháng so với những trẻ cùng ở độ tuổi này nhưng ăn dặm truyền thống. Khi lớn hơn, những trẻ này cũng thường sẽ ăn vì đói nhiều hơn, chứ không phải ăn vì nhìn thấy thức ăn hay có thể tiếp cận với thức ăn. Việc không ăn khi chưa đói và có thể nhận ra cảm giác đói của mình đều có liên quan đến việc giảm nguy cơ béo phì sau này.

Do vậy, ăn dặm tự chỉ huy được cho là có thể giúp trẻ phát triển khả năng ăn uống dựa vào vị giác thay vì các yếu tố bên ngoài.

Bảo vệ trẻ không bị thừa cân

Ăn dặm tự chỉ huỷ sẽ giúp trẻ không bị thừa cân sau này. Các chuyên gia tin rằng đó là do trẻ được tham gia rất nhiều vào quá trình ăn uống (được cầm nắm đồ ăn và được tự đưa vào miệng và rất ít chịu tác đọng của bố mẹ). Trẻ cũng sẽ tự ngừng ăn khi cảm thấy no so với việc cho ăn dặm truyền thống sẽ có nguy cơ trẻ bị cho ăn quá nhiều hoặc quá ít so với nhu cầu.

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ ăn dặm tự chỉ huy nhiều khả năng sẽ có cân nặng trong giới hạn bình thường hơn so với những trẻ ăn dặm truyền thống. Một nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ ăn dặm truyền thống sẽ nặng hơn khoảng 1kg vào khoảng 18-24 tháng tuổi so với những trẻ ăn dặm tự chỉ huy. Trẻ ăn dặm truyền thống cũng có nguy cơ thừa cân cao hơn 2.4 lần. Trong một nghiên cứu khác, chỉ có 1% số trẻ ăn dặm tự chỉ huy bị thừa cân trong khi con số này ở trẻ ăn dặm truyền thống là 11%.

Tuy nhiên, những nghiên cứu lớn hơn và gần đây hơn cho thấy rằng, không có mối liên hệ giữa phương pháp ăn dặm và cân nặng sơ sinh, do đó, nhấn mạnh đến việc cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa về chủ đề này.

Giảm tình trạng cáu gắt do thực phẩm

Ăn dặm tự chỉ huy được cho là có thể giảm các hành vi kén ăn và kích thích trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm vì trẻ được tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm với nhiều cấu trúc khác nhau.

Trong một nghiên cứu, trẻ ăn dặm tự chỉ huy  ít bị các bà mẹ đánh giá là kén ăn hơn so với những trẻ ăn dặm truyền thống. Trong một nghiên cứu khác, trẻ ăn dặm tự chỉ huy ít khi thích đồ ngọt khi ở tuổi mẫu giáo hơn so với những trẻ ăn dặm truyền thống.  Ngoài ra, các giả đình lựa chọn cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy thường sẽ ít khi chịu áp lực về việc ăn uống của trẻ hơn so với ăn dặm truyền thống.

Giúp cho việc ăn dặm dễ dàng hơn

Những người ủng hộ ăn dặm tự chỉ huy thường nói rằng một trong số những yếu tố khiến họ lựa chọn phương pháp này là do sự tiện lợi và dễ dàng. Cha mẹ sẽ không cần phải suy nghĩ về việc làm hoặc tạo ra các hỗn hợp nhuyễn cho bé. Thay vào đó, chỉ cần cho bé ăn cùng loại thức ăn gia đình đang ăn dưới dạng phù hợp. Ngoài ra, trẻ được tự chọn loại đồ ăn mà trẻ thích và ăn bao nhiêu, việc đó cũng giúp giảm nhiều áp lực cho cha mẹ.

Bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy như thế nào?

Một số loại thực phẩm sẽ thích hợp với việc ăn dặm tự chỉ huy hơn

Hãy bắt đầu bằng các loại thực phẩm có kích thước và cấu trúc phù hợp với trẻ để trẻ dễ ăn hơn và giảm các tai nạn không đáng có, ví dụ như hóc nghẹn.

Khi cho trẻ ăn dặm, vãn tiếp tục duy trì việc bú mẹ/uống sữa công thức để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nhu cầu uống sữa của trẻ sẽ giảm dần khi lượng thức ăn trẻ ăn tăng lên.

Các loại thực phẩm có thể sử dụng khi mới bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy bao gồm:

  • Trái bơ
  • Khoai tây lột vỏ hấp chín hoặc khoai lang
  • Chuối
  • Các loại đậu đã được nghiền sơ qua
  • Cam đã được lột vỏ và xơ
  • Thịt xay
  • Các loại hạt xay
  • Trứng luộc
  • Yến mạch
  • Cá hồi
  • Cà rốt hấp chín
  • Súp lơ hấp chín
  • Sữa chua không đường.

Bạn nên nhớ rằng, nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt, trứng, sữa, các loại đậu và rau có lá xanh. Bạn cũng cần cắt nhỏ các loại thức ăn này ra để trẻ có thể dễ dàng cầm nắm và lợi của trẻ có thể ăn được. Khi bạn đã chuẩn bị được các loại đồ ăn cần thiết, hãy đặt một lượng nhỏ đồ ăn trước mặt trẻ và cho trẻ tự cầm, và ăn.

(Hình ảnh minh họa)

Các thực phẩm nên tránh

  • Mật ong
  • Trứng chưa chín
  • Các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng hoặc thịt chưa chín
  • Sữa bò (không nên cho trẻ uống sữa bò khi trẻ chưa đủ 1 tuổi)
  • Các chế phẩm ít béo
  • Đường, muối, thực phẩm chế biến sẵn

Cũng nên tránh các thực phẩm mà trẻ có thể cắn được thành từng miếng nhưng lại không thể nhai được vì những thực phẩm này có thể khiến trẻ bị hóc, ví dụ như:

  • Táo tươi, cà rốt, cần tây, …
  • Cả quả nho, cà chua bi, xúc xích, kẹo cứng
  • Bắp rang bơ, bánh mì nướng cứng, các loại hạt chưa nghiền
  • Các loại đồ ăn dai và dính như bơ, kẹo dẻo.

Cân nhắc

Ăn dặm tự chỉ huy không phải phù hợp với tất cả các trẻ. Dưới đây là một số điều nên cân nhắc

Liệu trẻ đã phát triển đủ chưa?

Đầu tiên, bạn cần chờ đến khi bé đủ sẵn sàng để tự ăn. Trung bình sẽ là khi bé khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, không phải tất cả các trẻ khi đủ 6 tháng đều có thể ăn mà không bị hóc. Vì vậy, tốt nhất là đợi đến khi bé có dấu hiệu sẵn sàng.

Các dấu hiệu sẵn sàng bao gồm: bé không nhè đồ ăn ra bằng lưỡi nữa, bé có thể cầm nắm mọi thứ dễ dàng và có thể đưa mọi thứ vào miệng. Trẻ cũng nên ngồi vững và tỏ thái độ thích thú với các loại đồ ăn của bạn.

Giảm nguy cơ hóc

Hóc nghẹn là một trong những vấn đề cần được quan tâm khi thảo luận về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt về tỉ lệ hóc nghẹn giữa những trẻ ăn dặm truyền thống và ăn dặm tự chỉ huy. Để hạn chế nguy cơ hóc nghẹn, cha mẹ cần:

  • Đảm bảo rằng trẻ ngồi thẳng khi ăn
  • Không bao giờ để trẻ ăn 1 mình
  • Đảm bảo rằng thức ăn bạn chuẩn bị cho bé có thể dễ dàng nghiền nát được khi sử dụng ngón tay hoặc bằng lợi, môi
  • Cắt thức ăn có độ dài sao cho trẻ có thể cầm và nắm được
  • Tránh các loại thực phẩm có hình dáng giống đồng xu, dính hoặc dễ bị vỡ thành các mảnh nhỏ

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY