Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về những nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà trong bài viết dưới đây:
Quyết định 5525/QĐ-BYT của Bộ Y tế phân loại những người nhiễm COVID-19 có các đặc điểm tuổi từ ≥3 tháng đến ≤49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vaccine, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường và SpO2 từ 97% trở lên sẽ được cách ly điều trị và chăm sóc tại nhà riêng nếu đủ điều kiện theo quy định. Do đó, nếu trẻ nhiễm COVID-19 nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu thì sẽ được cách ly và điều trị tại nhà.
Thời kỳ cách ly dài do đại dịch COVID-19 đã gây xáo trộn nhịp sinh hoạt của trẻ so với trước đây khiến cho thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng cần phải thay đổi để đáp ứng được nhu cầu học tập, vận động và phát triển tại nhà . Khi trẻ nhiễm COVID-19 và được cách ly, điều trị tại nhà, chế độ dinh dưỡng của trẻ càng cần được quan tâm để giảm nguy cơ teo cơ, suy dinh dưỡng do nhiễm COVID-19.
Mục tiêu dinh dưỡng cho trẻ nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà là cần ăn đủ và cân đối các nhóm thực phẩm theo nhu cầu theo tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ nhằm duy trì thể trạng và thể chất bình thường của trẻ. Để đạt được mục tiêu này trẻ cần được theo dõi tình trạng dinh dưỡng thường xuyên nhằm cân bằng năng lượng và lượng thức ăn để ăn vào. Đối những phụ huynh chưa có nhiều thời gian và thông tin để tính toán chính xác nhu cầu và chế độ ăn hiện tại của trẻ, phụ huynh có thể liên hệ phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM để được khám và đánh giá khẩu phần ăn của trẻ cũng như được tư vấn về các vấn đề dinh dưỡng khác cho trẻ.
Contents
Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà
Cân bằng thành phần các chất sinh năng lượng
Tỷ lệ các Protein:Lipid:Carbohydrate trong khẩu phần của trẻ cần phù hợp với khuyến nghị ngheo lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ. Việc mất cân đối giữa tỷ lệ các chất sinh năng lượng sẽ có thể gây nên tình trạng thừa cân béo phì hoặc suy dinh dưỡng và cản trở thấp thu chất dinh dưỡng cũng như cản trở hồi phục ở trẻ nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà.
Cân bằng lipid động vật và lipid thực vật
Các thông tin về nguy cơ sức khỏe của lipid động vật khiến cho nhiều bậc phụ huynh có xu hướng loại bỏ lipid động vật ra khỏi khẩu phần của trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ em, lipid động vật cùng góp phần vào quá trình phát triển các tế bào cũng như cần thiết cho phát triển sức khỏe tổng thể của trẻ và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Do đó, cung cấp cho trẻ nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà một khẩu phần ăn cân bằng lipid động vật và thực vật sẽ giúp trẻ duy trì sức khỏe và tăng khả năng bình phục sau nhiễm COVID-19.
Cân bằng protein động vật và thực vật
Nhìn chung protein thực vật (protein trong đậu đỗ, ngũ cốc, khoai củ,…) có giá trị sinh học kém hơn protein động vật do thiếu một hay nhiều axit amin cần thiết hoặc sự sắp xếp các axit amin không cân đối. Tuy nhiên protein động vật (protein trong thịt, cá, trứng, hải sản…) khi chuyển hóa sẽ tạo ra các sản phẩm độc hại cho cơ thể như ure, axit uric, nitrat, cholesterol… Chế độ ăn cân đối giữa protein động vật và protein thực vật sẽ hạn chế việc sinh ra các yếu tố không có lợi cho sức khỏe và nâng cao vai trò cung cấp năng lượng, xây dựng và giúp hồi phục cơ thể cho trẻ nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà.
Cân bằng vitamin và khoáng chất
Cần thiết cho sự tăng trưởng và giúp cho xương chắc khỏe, giúp trẻ điều hòa các quá trình trao đổi chất. Vitamin và khoáng chất giúp duy trì hoạt động của các cơ quan hiệu quả, đặc biệt khi trẻ nhiễm COVID-19. Quan trọng nhất, cân bằng vitamin và khoáng chất còn giúp trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch trước các mầm mệnh gây hại.
Các bậc phụ huynh có thể liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được tư vấn thêm về các khuyến nghị cân bằng chính xác và phù hợp với thể trạng và tình trạng sức khỏe của trẻ, đặc biệt là những trẻ nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà.
Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà
Bố mẹ cần định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào. Nếu trẻ tụt cân quá nhanh, các bậc phụ huynh cần liên hệ với cán bộ y tế để được hướng dẫn chi tiết. Trẻ nên được ăn ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm mỗi ngày (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm). Bên cạnh đó, trẻ nên uống ít nhất 500 ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày nhằm đáp ứng đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (mà không cần bổ sung thêm quá nhiều các sản phẩm đa vi chất).
Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường. Các bậc phụ huynh có thể liên hệ Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được tư vấn cách lựa chọn loại sữa phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ.
Nên bổ sung thêm vào chế độ ăn của trẻ các bữa phụ từ sữa hoặc chế phẩm từ sữa, đặc biết khi trẻ sốt, ho, mệt mỏi hoặc ăn ít, chán ăn. Tăng cường protein trong chế độ ăn để ngăn ngừa teo cơ và tăng cường hệ miễn dịch. Tăng cường trái cây tưới và các loại rau xanh nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Uống đủ 40ml/kg chất lỏng (đến từ nước, sữa, canh…) hoặc nhiều hơn khi sốt, tiêu chảy.
Ngoài ra, cần lưu ý hạn chế cho trẻ ăn quá ăn quá mặn, ăn nhiều đồ ngọt và tránh các loại nước ngọt công nghiệp. Bố mẹ nên thay những thức ăn gây nôn và buồn nôn bằng những thực phẩm với khẩu vị trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.
Thực phẩm cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà
-
- Các vitamin nhóm B (thường có trong ngũ cốc, sữa, trứng, thịt, cá…) giúp giải phóng năng lượng từ thức ăn, giữ da, mắt và hệ thần kinh khỏe mạnh, giúp hình thành hemoglobin, chuyển hóa chất béo.
- Vitamin A (thường có trong gan, trứng, trái cây rau củ có màu đỏ/vàng/cam) giúp duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc.
- Vitamin C (thường có trong trái cây và rau tươi) giúp tăng cường miễn dịch, hạn chế sự tiến triển của viêm phổi do virus, cải thiện chức năng hô hấp.
- Vitamin D (thường có trong cá, trứng, sữa hoặc tiếp xúc với ánh nắng 15-30p) giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh.
- Vitamin E (thường có trong sản phẩm từ đậu nành, giá đỗ, rau mầm) giúp thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch.
- Kẽm (thường có trong thịt gia cầm, động vật có vỏ và hải sản, vừng) giúp điều hòa miễn dịch và các phản ứng viêm.
- Omega-3 (thường có trong các hồi, cá basa, các loại cá béo, hạt óc chó, hạt chia…) giúp cải thiện hệ miễn dịch và chống viêm.
- Ngoài ra, trẻ cũng cần được bổ sung probiotic giúp chống oxy hóa, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng.
Để có được một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng trong thời kỳ cách ly và điều trị tại nhà, trẻ nhiễm COVID-19 cần được cung cấp một chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng theo nhu cầu khuyến nghị, ưu tiên bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa vào chế độ ăn, ưu tiên thực phẩm dạng mềm, bổ sung vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, kẽm. Chế độ ăn của trẻ nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà cũng nên bao gồm probiotic, ưu tiên rau xanh, trái cây và các nguồn cung cấp chất xơ khác. Trẻ nhiễm COVID-19 cần uống đủ nước (40ml/1kg cân nặng) hoặc nhiều hơn nếu gặp phải tình trạng sốt hoặc tiêu chảy. Bên cạnh đó, trẻ nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà cũng nên tăng cường tập thể dục, vận động, và các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn và tập cùng với trẻ các các bài tập thở/ho để tăng thông khí phổi và lưu thông máu.
Liên hệ ngay Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được khám, tư vấn dinh dưỡng điều trị COVID-19 cho cả gia đình với các chuyên gia Dinh dưỡng đầu ngành. Hiện VIAM Clinic đang triển khai gói khám Online tư vấn dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà, mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
TS. BS Trương Hồng Sơn
Chuyên gia Cao cấp tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM