Bổ sung sắt, kẽm có giúp tăng đề kháng không?

05/12/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Sắt và Kẽm có vai trò gì đối với hệ thống miễn dịch? Cùng Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu nhé!

Bổ sung sắt, kẽm có giúp tăng đề kháng không? | viamclinic.vn

Sắt

Khoảng 70% sắt trong cơ thể bạn có thể được tìm thấy trong một loại protein trong các tế bào hồng cầu được gọi là huyết sắc tố. Sắt rất cần thiết trong việc tạo ra huyết sắc tố. Những tế bào hồng cầu này giúp mang oxy đi khắp cơ thể bạn.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách và hiệu quả.

6% sắt cũng có thể được tìm thấy trong các protein thiết yếu khác và 25% khác được lưu trữ trong cơ thể bạn ở một loại protein trong máu gọi là ferritin.

Thực phẩm giàu sắt | viamclinic.vn

Sắt cũng rất quan trọng đối với một hệ thống miễn dịch. Thiếu hoặc thừa sắt đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bằng chứng thực nghiệm trong những thập kỷ qua cho thấy sắt là nguyên tố cơ bản cho sự phát triển bình thường của hệ thống miễn dịch. Thiếu sắt ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch đầy đủ.

Sắt cần thiết cho sự tăng sinh và trưởng thành của tế bào miễn dịch, đặc biệt là tế bào lympho, liên quan đến việc tạo ra phản ứng miễn dịch đặc hiệu đối với nhiễm trùng.

Ngoài ra, sắt rất cần thiết cho sự phát triển của vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư. Do đó, thừa sắt có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiễm trùng và sự xâm lấn của các tế bào khối u.

Hệ thống miễn dịch có các cơ chế kìm khuẩn làm giảm sự sẵn có của kim loại, cản trở sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch cũng sử dụng sắt làm chất trung gian trong quá trình sản xuất tế bào kìm khuẩn.

Kẽm

Thực phẩm giàu kẽm | viamclinic.vn

Kẽm là một khoáng chất thường được thêm vào các chất bổ sung và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Điều này là do kẽm rất cần thiết cho chức năng hệ thống miễn dịch của cơ thể. Kẽm cần thiết cho sự phát triển và trao đổi thông tin của tế bào miễn dịch và đóng vai trò quan trọng trong phản ứng viêm. Kẽm đặc biệt giúp bảo vệ các hàng rào mô trong cơ thể và giúp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập.

Tham khảo thêm: 9 thực phẩm giàu kẽm.

Thiếu kẽm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật, bao gồm cả viêm phổi. Theo nghiên cứu, 16% các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp sâu trên toàn thế giới được phát hiện là do thiếu kẽm. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới và rất phổ biến ở người lớn tuổi. Trên thực tế, có tới 30% người lớn tuổi được coi là thiếu kẽm.

Nhiều nghiên cứu tiết lộ rằng bổ sung kẽm có thể bảo vệ chống nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh thông thường. Hơn nữa, bổ sung kẽm có thể có lợi cho những người đã bị ốm từ trước. Trong một nghiên cứu năm 2019 ở 64 trẻ nhập viện bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính, dùng 30 mg kẽm mỗi ngày giúp giảm tổng thời gian nhiễm trùng và thời gian nằm viện trung bình 2 ngày, so với nhóm dùng giả dược. Bổ sung kẽm cũng có thể giúp giảm thời gian bị cảm lạnh thông thường. Kẽm giúp chống lại hoạt động của virus gây hại.

Dùng kẽm lâu dài thường an toàn cho người lớn khỏe mạnh, miễn là liều lượng hàng ngày nằm dưới giới hạn cho phép là 40 mg kẽm mỗi ngày. Liều lượng quá cao có thể cản trở sự hấp thụ đồng, điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của bạn. Bổ sung kẽm cũng có thể giúp bảo vệ chống nhiễm trùng đường hô hấp và giảm thời gian mắc các bệnh nhiễm trùng.

Có nên bổ sung Sắt, Kẽm cho hệ miễn dịch khỏe mạnh?

Trên thực tế, không phải cứ cho trẻ ăn thức ăn giàu sắt, kẽm là trẻ sẽ hấp thu được 100%. Tỷ lệ hấp thu sắt từ thức ăn khá thấp chỉ từ 5-15% và kẽm chỉ từ 10-30%. Trong khi trẻ bắt đầu ăn dặm thường tập với với tinh bột trước và các chất đạm tập dần sau với lượng nhỏ. Ngoài chế độ ăn không cung cấp đủ sắt kẽm do hấp thu thấp, trẻ còn dễ bị nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa thường xuyên cũng là nguyên nhân không nhỏ gây giảm hấp thu sắt, kẽm.

Chính vì vậy, sau 6 tháng, tỷ lệ thiếu kẽm và sắt ở trẻ tăng cao và thường thiếu cùng nhau. để đảm bảo đủ sắt, kẽm cho trẻ, cha mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng nhu cầu hàng ngày cho bé dưới dạng vi chất uống để tránh việc thiếu hụt sắt kẽm kéo dài ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của trẻ.

Ngoài ra, việc bổ sung kẽm và sắt đồng thời không có sự cạnh tranh hấp thu hay “đánh nhau” giữa hai vi chất này như nhiều cha mẹ nghĩ. Ngược lại, sắt và kẽm còn hỗ trợ hấp thu qua lại lẫn nhau bởi kẽm và sắt thường thiếu cùng nhau do chúng có mối tương quan hỗ trợ trong việc hấp thu.

Khi bổ sung sắt và kẽm, việc cân bằng hàm lượng của hai yếu tố này cực kỳ quan trọng. Cha mẹ nên bổ sung cùng lúc cả sắt và kẽm với tỷ lệ tương đương nhau để cơ thể trẻ hấp thu được tốt nhất.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

BS. Đoàn Hồng

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY