Cách chọn loại cá tốt nhất cho tim mạch

16/02/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Ngoài việc hiểu biết về các loại chất béo có lợi cho tim mạch mà cá có thể cung cấp, nhận biết các chất gây ô nhiễm môi trường như thủy ngân có trong một số loại cá cũng rất quan trọng.

thịt cá

Từ cá hồng đến cá bơn, cá rô phi đến cá kình, có rất nhiều loại cá để bạn lựa chọn. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị nên ăn ít nhất hai khẩu phần cá khoảng 85g mỗi tuần, đặc biệt là các loại cá béo. Cá béo chứa nhiều axit béo omega-3 và đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, bao gồm cá cơm, cá thu, cá tuyết đen, cá hồi, cá ngừ vây xanh và cá vược sọc.

Khi nói đến việc lựa chọn loại cá tốt nhất cho chế độ ăn có lợi cho tim mạch, việc cân nhắc các yếu tố gây ô nhiễm môi trường là rất quan trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và các tổ chức Y tế hàng đầu khác, một số loại cá có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao và các hóa chất có hại cho môi trường. Những chất gây ô nhiễm này có thể làm giảm đi những lợi ích sức khỏe tim mạch của cá và làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Đối với sức khỏe trái tim và sức khỏe toàn diện nói chung, lời khuyên không đơn giản chỉ là ăn cá mà còn nên ăn đúng loại. Để đảm bảo bạn đang mua những loại cá tốt nhất cho sức khỏe của mình, hãy tìm hiểu về methylmercury và polychlorinated biphenyls (PCB). Methylmercury là một kim loại nặng xuất hiện trong môi trường tự nhiên. Nó cũng có thể được thải vào không khí dưới dạng khí do ô nhiễm. Từ không khí, methylmercury có thể nhiễm vào đại dương và các dòng suối và được chuyển hóa thành dạng thủy ngân có hại được gọi là metyl thủy ngân. Khi cá bơi trong vùng nước bị ô nhiễm methylmercury, kim loại sẽ liên kết với protein của chúng (phần chúng ta sử dụng). Đặc biệt, nguồn methylmercury đáng kể duy nhất trong chế độ ăn uống là từ hải sản.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) gần đây đã cập nhật lời khuyên về việc ăn cá và động vật có vỏ cho phụ nữ và trẻ em vì methylmercury có hại cho hệ thần kinh đang phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Một nghiên cứu được công bố đã liên kết việc tiếp xúc với methylmercury trước khi sinh với chỉ số thông minh của não bộ thấp hơn ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Theo đó, trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tránh ăn những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao này:

  • Cá thu
  • Cá cờ xanh
  • Cá tráp cam
  • Cá kiếm
  • Cá ngừ mắt to
Một phân tích tổng hợp được công bố vào tháng 2 năm 2021 cho thấy rằng việc tiếp xúc với thủy ngân có thể là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong phân tích của 14 nghiên cứu, bao gồm hơn 34.000 người tham gia, tiếp xúc với thủy ngân có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong. Bạn cũng có thể muốn kiểm tra mức thủy ngân nếu mắc các bệnh huyết áp cao, bệnh tim hoặc bị đột quỵ bằng cách thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu đơn giản.

Polychlorinated biphenyls là chất gây ô nhiễm môi trường được tìm thấy trong đại dương và suối. Nhưng không giống như methylmercury tích tụ trong protein cá, polychlorinated biphenyls tích tụ trong mỡ cá. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, nguồn polychlorinated biphenyls chính trong chế độ ăn uống là cá và các sản phẩm hải sản. Tuy nhiên, polychlorinated biphenyls cũng có thể được tìm thấy trong thịt đỏ, thịt gà, trứng và các sản phẩm từ sữa. Sau khi tiêu thụ thực phẩm có polychlorinated biphenyls, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể. Mặc dù không gây hại cho tim nhưng theo thời gian, chung sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Cách lựa chọn cá an toàn

Theo nguyên tắc chung để lựa chọn cá, cá con tốt hơn cá lớn và cá ăn các loại thực vật tốt hơn cá ăn thịt, vì cả thủy ngân và polychlorinated biphenyls đều tích lũy theo thời gian và lớn hơn trong trường hợp cá ăn các loại cá khác để tồn tại.

EPA và FDA đã công bố danh sách các loại cá tốt nhất nên tiêu thụ và tần suất sử dụng để hạn chế tiếp xúc với thủy ngân. Vì thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của thai nhi hoặc trẻ nhỏ nên danh sách này dành cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng như trẻ nhỏ. Tuy nhiên, danh sách này không bao gồm polychlorinated biphenyls. Ví dụ, cá hồi có nhiều omega-3 và ít thủy ngân. Nhưng nó có thể có hàm lượng polychlorinated biphenyls rất cao. Mặt khác, cá ngừ không có hàm lượng polychlorinated biphenyls cao nhưng lại có hàm lượng thủy ngân cao.

Những lựa chọn hàng đầu: Có nhiều Omega-3, ít thủy ngân và ít polychlorinated biphenyls.

Để tận dụng những lợi ích tốt cho sức khỏe tim mạch của omega trong hải sản mà không làm tăng nguy cơ ung thư, nên tiêu thụ những loại cá béo có hàm lượng thủy ngân và polychlorinated biphenyls thấp.

Cá, đặc biệt là cá béo, giúp tim khỏe mạnh vì nhiều lý do. Đó là một nguồn protein nạc. Không giống như thịt, nó không chứa nhiều chất béo bão hòa gây tắc nghẽn động mạch. Cá rất giàu axit docosahexaenoic và axit eicosapentaenoic, hai loại axit béo omega-3 và cả hai loại chất béo không bão hòa này đều có khả năng đa nhiệm tuyệt vời. Omega-3 từ cá có thể làm giảm nguy cơ xảy ra bất thường của nhịp tim (loạn nhịp tim). Cá có thể làm giảm mức chất béo trung tính (chất béo trong máu), giảm tốc độ tích tụ mảng bám động mạch và hạ huyết áp.

Để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, các chuyên gia khuyên bạn nên tìm hiểu về các loại cá và không nên tự trách bản thân nếu không ăn đủ hai khẩu phần ăn mỗi tuần.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hải Yến – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY