Cần cảnh giác trước tình trạng béo phì ở trẻ mới biết đi

11/02/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Không có gì ngạc nhiên khi chứng béo phì đã gia tăng ở nước ta. Là cha mẹ của một đứa trẻ mới biết đi, bạn có thể quá bận rộn khi cố gắng theo kịp đứa con hiếu động của mình, đến mức khả năng trẻ bị thừa cân hoặc béo phì có thể là một trong những điều cuối cùng bạn nghĩ đến.

Béo phì ở trẻ mới biết đi

Cha mẹ đừng bỏ qua cân nặng của trẻ. Béo phì khiến trẻ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, một số bệnh có thể bắt đầu ngay trong thời thơ ấu và những năm thiếu niên, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim, hen suyễn, tăng cholesterol, các vấn đề về chỉnh hình, một số bệnh ung thư, bất thường về kinh nguyệt và ngưng thở khi ngủ.

Ngoài ra, nhiều trẻ bị béo phì phải đối mặt với các tác động xã hội và tình cảm, chẳng hạn như bị phân biệt đối xử, hình ảnh cơ thể tiêu cực, khiến trẻ tự ti và đễ bị bắt nạt từ các bạn cùng lứa tuổi, tất cả đều có thể gây hại cho lòng tự trọng của trẻ và thậm chí cả kết quả học tập của trẻ.

Mặc dù một đứa trẻ mới biết đi có thể không có nguy cơ mắc phải bất kỳ hậu quả tức thời nào, nhưng càng để lâu, chúng càng có nhiều khả năng bị thừa cân khi trưởng thành và phát triển các vấn đề sức khỏe liên quan. Điều quan trọng cần lưu ý là càng ngày càng khó để đưa một đứa trẻ từ nhóm béo phì sang nhóm cân nặng khỏe mạnh khi trẻ lớn hơn những thói quen ăn uống và sinh hoạt nhanh chóng ăn sâu và sự khác biệt về cân nặng ngày càng lớn.

Ví dụ, một đứa trẻ 2 tuổi bị thừa cân có thể cần giữ nguyên cân nặng (không tăng) trong vài tháng để chiều cao của chúng “bắt kịp” với tốc độ tăng của cân nặng. Nhưng một đứa trẻ 10 tuổi có thể cần phải tích cực giảm cân bên cạnh việc chiều cao của chúng phát triển bắt kịp để đạt được cân nặng hợp lý. Điều quan trọng là phải kiểm soát béo phì càng sớm càng tốt vì trên thực tế, trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England, một nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu gần đây về tình trạng béo phì ở trẻ em để đưa ra những dự báo sáng suốt về tương lai của trẻ em ngày nay. Họ dự đoán nếu không can thiệp, 57,3% sẽ béo phì ở tuổi 35.

>>>Xem ngay: Phòng khám dinh dưỡng uy tín bố mẹ nên tham khảo

Liệu con bạn đang ở độ tuổi mới biết đi có bị béo phì không?

Làm thế nào để bạn biết con bạn trong độ tuổi mới biết đi có bị thừa cân hay béo phì không? Tương tự như các mốc kỹ năng nhận thức, vận động thô và vận động tinh , phạm vi cân nặng của trẻ “bình thường” rất khác nhau và một vài cân có thể tạo ra sự khác biệt lớn tùy thuộc vào chiều cao. Ngoài ra, hãy lưu ý rằng mỗi đứa trẻ trong giai đoạn mới biết đi phát triển với tốc độ khác nhau và một số trẻ gầy đi một chút khi bắt đầu tập đi.

Bác sĩ dinh dưỡng có thể cho bạn biết con bạn có bị thừa cân hay béo phì hay không  và giúp bạn đưa ra các kế hoạch ăn uống và hoạt động lành mạnh hơn nếu cần.

Cha mẹ có thể tự giáo dục mình bằng cách lên mạng và tìm hiểu về cân nặng của con mình. Đối với độ tuổi từ 2 trở lên, Viện y học ứng dụng việt nam cung cấp cho cha mẹ một phần mềm nhập tuổi, chiều cao và cân nặng của con mình và tìm hiểu xem con họ có được phân loại là nhẹ cân, cân nặng khỏe mạnh, thừa cân hay béo phì hay không.

Điều này rất hữu ích vì không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng “nhìn thấy” bệnh béo phì ở con mình, đặc biệt là ở những trẻ mới biết đi đang phát triển và thay đổi quá nhanh. Ví dụ, một bé gái 2 tuổi có chiều cao trung bình (94 cm) sẽ được coi là nhẹ cân nếu dưới 13.2kg, thừa cân nếu từ 15.9 đến 16.7 kg và béo phì nếu trên 17.2 kg. Sự chênh lệch chỉ vài lạng đã cho thấy kết quả đánh giá khác nhau và điều này khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu không có phần mềm hỗ trợ tính toán.

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ chống lại nguy cơ bệnh béo phì

Phải làm gì nếu trẻ mới biết đi của bạn thừa cân?

Nếu con bạn bị thừa cân, bạn không cần phải lo lắng. Việc biết con bạn được phân loại là béo phì hoặc thừa cân, có thể khiến bạn lo lắng nhưng đó là bước đầu tiên để hành động nhằm giải quyết tình trạng tăng cân của con bạn.

Là một bậc cha mẹ quan tâm đến cân nặng của con mình, điều đầu tiên bạn nên làm là đặt lịch hẹn với bác sĩ dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để có thể trao đổi đưa ra kế hoạch giúp trẻ đạt được (và duy trì) cân nặng tối ưu. Lưu ý rằng đối với một số trẻ, điều này có thể nghiêng về giới hạn trên hoặc giới hạn dưới của phạm vi cân nặng “bình thường”, tùy thuộc vào mức lý tưởng cho cơ thể của chúng. Điều này cho phép chiều cao của trẻ bắt kịp cân nặng của trẻ. Ngoài ra, bạn không bao giờ nên đưa trẻ vào chế độ ăn kiêng giảm cân trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn làm như vậy và tránh giới hạn thực phẩm một cách quá nghiêm ngặt hà khắc với trẻ tốt nhất nên thay đổi từ từ để trẻ làm quen thích nghi dần.

Mẹo nhỏ tại nhà để trẻ khỏe mạnh hơn

Cha mẹ cũng nên thực hiện các thay đổi ở nhà, bất kể trẻ thuộc nhóm cân nặng nào. Thực hiện những thay đổi lành mạnh có thể giúp đảm bảo chúng giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em. Dưới đây là một số gợi ý để bạn bắt đầu:

– Hạn chế cho trẻ uống nước ép hoa quả: Mặc dù thỉnh thoảng bạn có thể cho trẻ uống nước hoa quả điều đó là hoàn toàn bình thường và lành mạnh nhưng tốt hơn hết bạn nên uống nước hoặc sữa. Nước ép trái cây thường có lượng đường cao hơn và không có chất xơ gây no mà trái cây nguyên chất cung cấp. KHông kể đến những loại nước ép hoa quả đóng sẵn có bổ sung thêm chất làm ngọt nhân tạo hay thêm đường.

– Nếu con bạn đi đến một trường mầm non hoặc nhà trẻ, bạn cần tìm hiểu những gì con đang được nuôi dưỡng, những loại hoạt động thể chất trẻ làm mỗi ngày, và thời gian trẻ xem tiếp xúc với màn hình.

– Khuyến khích con bạn thử các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng: Trẻ mới biết đi hay kén ăn , nhưng hãy tiếp tục cho trẻ ăn trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Nghiên cứu cho thấy có thể mất vài lần để trẻ tiếp xúc làm quen với một loại thực phẩm mới trước khi thuyết phục trẻ nhỏ thử món đó. Hãy thử các cách chế biến khác nhau của rau (như sống, nghiền, rang hoặc xay nhuyễn) để thay đổi cách cảm nhận thức ăn trong miệng trẻ.

– Giúp trẻ ngủ đủ giấc: Giấc ngủ ngắn và đi ngủ sớm giúp trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ, trẻ sẽ ít cáu kỉnh hoặc nổi cơn thịnh nộ khi được gợi ý thử thức ăn mới hoặc tham gia các hoạt động thể chất.

– Hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử: Việc tăng thời gian sử dụng thiết bị điện tử làm giảm thời gian hoạt động thể chất của trẻ,  và còn khiến con bạn đang xem quảng cáo về đồ ăn nhẹ có đường và ngũ cốc có các nhân vật hoạt hình đầy màu sắc khiến chúng bị hấp dẫn.

– Đảm bảo con bạn được vận động nhiều: nếu không phải là tất cả các ngày trong tuần thì bạn cũng nên tối đa hóa thời gian để trẻ được vận động và hoạt động thể chất ngoài trời khi có thể. Không cần phải có một thói quen tập thể dục lên lịch cụ thể với trẻ mới biết đi hoặc trẻ mẫu giáo. Việc đưa trẻ đến các sân chơi địa phương, đăng ký cho chúng tham gia một lớp học dành cho trẻ mới biết đi, bóng đá hoặc khiêu vũ, hoặc đơn giản là để chúng chạy quanh sân cũng là một vận động tốt với trẻ. Bạn cũng có thể làm cho hoạt động thể chất trở thành một phần thường xuyên trong các hoạt động chung của cả gia đình.

– Ăn uống lành mạnh: Bắt đầu thói quen ăn uống lành mạnh trong bữa ăn gia đình. Nấu các thức ăn bổ dưỡng. Tắt điện thoại di động, tivi và các thiết bị khác và ngồi lại với nhau trong bữa tối gia đình. Tất cả mọi người trong gia đình nên cùng nhau áp dụng những thói quen lành mạnh hơn để con bạn không cảm thấy đơn độc và tất cản thành viên trong gia đình đều sẽ được hưởng lợi từ chế độ dinh dưỡng tốt hơn và tập thể dục nhiều hơn.

Nếu có con mới biết đi, hãy nhớ rằng bạn hình thành những thói quen ngay từ bây giờ để giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em hoặc béo phì sau này khi lớn lên. Những thay đổi bạn thực hiện có thể giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe của con bạn và thiết lập cho chúng thói quen ăn uống tích cực suốt đời.

Làm thế nào để giúp con trẻ có cân nặng hợp lý? Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS. Nguyễn Hoài Thu

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp từ Verywell Family



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY