Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy trong mùa hè

24/05/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Mùa hè là thời điểm trẻ dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày thực quản…Trong đó, tiêu chảy là vấn đề thường gặp và dễ biến chứng nguy hiểm, nhất là ở trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy rất nguy hiểm nếu không được theo dõi kịp thời. Tiêu chảy cấp là một trong số loại bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, tử vong cao nhất ở trẻ nhỏ. Tiêu chảy kéo dài cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác, chẳng hạn như suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Nếu con bạn bị tiêu chảy, điều quan trọng là phải hành động để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Mất nước có thể xảy ra khi cơ thể trẻ mất quá nhiều chất lỏng qua phân, nôn và có thể đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. 

Nhận biết dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ em

Khi chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà, điều quan trọng là bạn phải nhận các dấu hiệu quan trọng cho thấy trẻ mắc tiêu chảy:

  • Đi ngoài phân lỏng, có nước, nhiều lần trong ngày;
  • Trẻ thường thấy cơn khát tăng dần, khô miệng hoặc lưỡi; 
  • Mắt trũng, da khô; 
  • Mệt mỏi li bì hoặc hoảng loạn, kích động.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, con bạn có thể bị mất nước do tiêu chảy. Mất nước có thể đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, và cần phải đưa trẻ đến bệnh viện sớm.

Cách ngăn ngừa tình trạng mất nước ở trẻ em

Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước ở trẻ bằng cách cho trẻ uống bù đủ số lượng nước trẻ đã đi ngoài ra hoặc nôn ra. Một số chất lỏng tốt để uống khi trẻ bị tiêu chảy bao gồm:

  • Nước Oresal pha theo đúng hướng dẫn;
  • Các loại nước ép trái cây;
  • Nước cháo, soup…;
  • Các loại nước uống thể thao phù hợp độ tuổi.

Nên tránh cho trẻ uống những đồ uống có thể làm bệnh tiêu chảy nặng hơn, chẳng hạn như đồ uống có chứa caffein hoặc đồ uống có nhiều đường.

Lưu ý rằng cần bổ sung đủ nước cho trẻ khi bị tiêu chảy, kể cả khi trẻ không thấy khát. Tốt nhất là thường xuyên cho trẻ uống một lượng nhỏ nước hoặc uống bằng thìa, thay vì uống một ngụm lớn hoặc cả một cốc ngay một lúc. 

Nếu con bạn bị nôn, hãy đợi cho đến khi trẻ ngừng nôn trước khi cho trẻ uống trở lại. Ban đầu hãy cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, sau đó tăng dần lượng nước lên.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu bạn lo lắng về tình trạng tiêu chảy và mất nước của con mình, hãy gọi bác sỹ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Nếu con bạn chưa đầy ba tháng tuổi, các bác sỹ thường cho trẻ nhập viện để theo dõi sát sao tình trạng của trẻ.

Khi trẻ bị tiêu chảy, nếu có một trong các dấu hiệu dưới đây, đừng chần chờ mà hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Trẻ bị sốt;
  • Tẻ không đi tiểu;
  • Mắt trũng; môi khô, nứt nẻ; khô miệng và lưỡi;
  • Mệt mỏi, cáu kỉnh hoặc lờ đờ, chậm chạp, hoặc bất tỉnh;
  • Không có nước mắt khi khóc;
  • Nhịp tim chậm hoặc nhịp tim nhanh;
  • Trẻ bị co giật; 
  • Trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy nhiều hơn ba lần trong 24 giờ;
  • Trẻ đi ngoài phân lỏng, có chất nhày/máu hoặc màu sẫm, khác thường.

Khi trẻ bị tiêu chảy, việc đầu tiên cần làm là cho trẻ uống Oresol hoặc các loại nước để phòng ngừa tình trạng mất nước. Hãy khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.

Nếu tình trạng tiêu chảy của con bạn kéo dài hơn 2-3 ngày, hoặc có thêm các dấu hiệu nghiêm trọng nói trên, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids’s Day – Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồng Ngọc

Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY