Loét dạ dày là một trong những vấn đề đó, chúng gây ra những cơn đau và sự khó tiêu. Thực phẩm bạn ăn có thể gây tăng cơn đau ở vết loét, nhưng cũng có thể giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng và thậm chí là còn giúp vết loét mau lành. Vết loét là một dạng viêm mở ở dạ dày, bạn cần tránh những thứ gây kích ứng cho chúng.
Contents
Chế độ ăn cho loét dạ dày: Thực phẩm nên hay không nên?
Nguyên nhân gây loét
Một số nguyên nhân gây loét thường gặp
– Do nhiễm Helicobacter pylori: loại vi khuẩn này là nguyên nhân trực tiếp gây viêm dạ dày và gia tăng sản xuất acid. Khoảng 80-90% vết loét dạ dày đều do vi khuẩn này gây ra.
– NSAIDs: thuốc chống viêm không steroid chẳng hạn như aspirin, ibuprofen, và naprofen
– Khối u và các bệnh lý khác: nguyên nhân ít phổ biến nhưng cũng có khả năng khối u làm tăng sản xuất acid trong dạ dày hoặc ăn mòn thành dạ dày.
Không chỉ là vấn đề nguyên nhân gây loét dạ dày, chữa lành vết loét cũng là việc quan trọng vì chúng gây ra các cơn đau và sự khó chịu, không những thế còn gây ra những vấn đề sức khỏe lâu dài. Nếu không được điều trị, loét dạ dày có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như:
– Chảy máu dạ dày
– Tắc nghẽn
– Thủng dạ dày
– Viêm phúc mạc
– Thay đổi chế độ ăn
Điều trị loét dạ dày thường sử dụng thuốc làm thuyên giảm triệu chứng và tăng độc độ lành của vết loét, Ví dụ, nếu bạn bị loét do H.pylori bạn được kê đơn uống kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Rất nhiều người cũng phải sử dụng thuốc giảm aci để kiềm chế sản suất acid ở dạ dày có thể tạo ra vết loét mới hoặc nặng thêm vết loét cũ. Bác sỹ cũng có thể khuyến nghị những chế độ ăn giúp giảm các triệu chứng và hỗ trợ lành vết loét, nhưng chính xác bạn nên ăn những gì và không nên ăn gì thì vẫn phải phụ thuộc vào từng cá thể.
Không có một chế độ ăn cụ thể nào được khuyến nghị cho người bị loét dạ dày và cũng không có một chế độ ăn nào phù hợp cho số chung.
Thực phẩm và đồ uống nên tránh
Chế độ ăn lành mạnh được coi là chế độ ăn tốt nhất dành cho người bị loét dạ dày, nhưng vẫn cần phải loại bớt một số thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc làm tăng acid dạ dày, hoặc gây kích ứng thành dạ dày. Có thể kể ra một số loại sau:
– Đồ uống có cồn
– Tiêu, kể cả tiêu đen và tiêu trắng
– Cà phê và những loại đồ uống giảm bớt hàm lượng caffein
– Trà kể cả trà đen và trà xanh vì có chứa tannin dễ làm tăng sản xuất acid dạ dày.
– Bạc hà
– Húng
– Sô cô la
– Cà chua
– mCũng nên tránh những loại đồ ăn cay, đồ ăn có vị chua, đồ uống có ga, rau củ sống hoặc salad.
Không phải ai cũng gặp vấn đề khó chịu dạ dày khi tiêu thụ những thực phẩm trên. Điều này tùy thuộc vào từng cá nhân. Chỉ có cách thử – sai – loại bỏ thì bạn mới hiểu hết được bản thân mình. Một khi bạn biết thực phẩm gây kích ứng, hãy tiếp tục ăn những bữa ăn cân bằng, nhỏ hơn và ăn thường xuyên hơn. Trên thực tế việc chia nhỏ bữa ăn là chìa khóa kiểm soát triệu chứng của loét dạ dày. Khi đói hoặc dạ dày bị trống sẽ dễ sản sinh ra acid nhiều hơn vì vậy mà người bị loét dạ dày không nên để mình quá đói.
Một việc quan trọng khác đó là tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng của mình dựa trên những thực phẩm được phép ăn. Nếu không có sự phân bổ hợp lý bạn sẽ dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Nếu bạn bổ sung vào chế độ ăn của mình thêm đậu đỗ, các chất béo lành mạnh sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Đừng quên uống đủ nước vì chúng có thể thúc đẩy sức khỏe nói chung và sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng.
Nên ăn gì nếu bị loét dạ dày?
Đa dạng các loại rau xanh, trái cây và chất xơ, tránh xa các chất bảo quản sẽ giúp chữa lành những vết thương của cơ thể. Ngừng hút thuốc và uống rượu vì chúng sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh. Trong khi đó polyphenol – một chất chống oxy hóa lại có thể giúp hỗ trợ đường ruột. Polyphenol là hợp chất có nhiều trong rau xanh và hoa quả giúp hỗ trợ tiêu hóa và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Một số thực phẩm được cho là có lợi cho người bị loét dạ dày gồm: táo, nho, lựu, rau xanh, nghệ….
Chế độ ăn lành mạnh có chứa nhiều hoa quả, rau xanh và rau xanh có thể giúp giảm nguy cơ bị liệt dạ dày, không những thế còn cung cấp thêm nhiều vitamin A, giàu chất chống oxy hóa, giảm viêm và chống lại nhiều bệnh tật khác. Những thực phẩm lên men như sữa chua, kefir, bắp cải muối, kim chi đều có khả năng chống lại sự hoạt động của vi khuẩn H.pylori.
Đi khám bác sỹ
Hãy đi khám bác sỹ khi có cơn đau ở vùng thượng vị đặc biệt là sau khi ăn. Và nếu đi kèm với các triệu chứng: buồn nôn, nôn, chướng bụng, đầy bụng, có cảm giác đói cồn cào liên tục. Những dấu hiệu này có thể là dấu hiệu của loét dạ dày. Nếu bạn quan sát thấy máu trong phân hoặc phân có màu đen gắt thì hãy cẩn thận bạn đang bị chảy máu đường tiêu hóa và có thể do vết loét dạ dày gây ra. Cần đi khám phát hiện sớm và điều trị dứt điểm.
Bạn cũng nên nhớ khi bị loét dạ dày, thực phẩm đóng vai trò hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế cho các thuốc kháng sinh hoặc thuốc ức chế acid. Đúng là có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại thực phẩm hoặc probiotic giúp chữa lành vết loét nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn, Hiện tại chưa có thực phẩm nào có thể chữa trị được nguyên nhân gây ra loét dạ dày, chúng chỉ có vai trò hỗ trợ chứ không thể thay thế.
Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho các bệnh mạn tính? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
ThS. BS. Đào Ngọc
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM