Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu những thực phẩm nên ăn và không nên ăn đối với trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) trong bài viết dưới đây:
Theo thống kê của trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những tình trạng rối loạn gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến 5% tổng số trẻ em trên toàn cầu. Rối loạn tăng động giảm chú ý thường được chẩn đoán trong những năm học tiểu học (5-11 tuổi), nhưng trong một số trường hợp rối loạn tăng động giảm chú ý cũng có thể gặp ở tuổi thiếu niên hoặc người trưởng thành. Theo các cuộc khảo sát, tỷ lệ mắc bệnh của bé trai cao gấp 3 lần so với các bé gái.
Những triệu chứng phổ biến có thể gặp ở trẻ em bị rối loạn tăng động giảm chú ý gồm: Mơ màng hay lơ đãng, không có khả năng tập trung để thực hiện những yêu cầu, thường xuyên bị mất đồ, trẻ nói chuyện quá nhiều, thường xuyên đi lại mà không thể ngồi yên, trẻ cũng hay hành động một cách bộc phát và không quan tâm đến hậu quả
Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ có những đặc điểm này đều mắc rối loạn tăng động giảm chú ý. Để chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý, các triệu chứng cần phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể, bao gồm cả việc có tác động đến cuộc sống hàng ngày và việc học ở trường. Tình trạng này có thể ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người mắc bệnh, tuy nhiên tình trạng này có thể suy giảm khi sử dụng thuốc và thực hiện một lối sống lành mạnh.
Contents
Chế độ ăn liên quan đến bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến rối loạn tăng động giảm chú ý, một số loại thực phẩm có thể làm tăng hoặc giảm các triệu chứng bệnh. Một số điểm cần lưu ý trong chế độ ăn của người mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý gồm:
Giàu chất dinh dưỡng
Các nghiên cứu liên quan đến triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em chỉ ra rằng trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý có nồng độ chất khoáng thấp ví dụ như sắt, magie và vitamin D. Bổ sung thực phẩm giàu những thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn này giúp giảm xuất hiện triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Kiểm soát thực phẩm
Kiểm soát chế độ ăn là phương pháp thường được sử dụng để phân biệt xem một người có nhạy cảm với thực phẩm hay không. Quá trình này liên quan đến việc cắt bỏ hầu hết các loại thực phẩm trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó người dó có thể ăn lại từng loại thực phẩm một. Đây là một phương pháp rất hữu ích giúp bạn tìm ra được những thực phẩm nào gây ra các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
Thực phẩm bổ sung
Với những trẻ kén ăn, việc bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, cân nhắc sử dụng các thực phẩm bổ sung để đảm bảo trẻ nhận được đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm bổ sung hay thuốc gì bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ khám dinh dưỡng uy tín trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại nào.
Thực phẩm tốt dành cho trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý
Chất đạm
Nhìn chung, protein là lựa chọn dinh dưỡng đa lượng hàng đầu của các chuyên gia dành cho trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Ăn protein giúp cơ thể chúng ta tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh cần thiết cho sự tập trung, chú ý và bình tĩnh. Những thực phẩm giàu protein có thể kể đến bao gồm: trứng, cá, các loại thịt gia cầm và thịt bò nạc, các loại hạt hoặc đậu.
Thêm vào đó, cho trẻ ăn các dạng protein dành riêng cho rối loạn tăng động giảm chú ý, chẳng hạn như whey protein, đã được chứng minh là giúp giảm các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là whey protein được lấy từ bò vì vậy cần tìm các sản phẩm có nguồn gốc và có uy tín trên thị trường. Ngoài ra, nếu trẻ bị dị ứng với đạm động vật, bạn có thể sử dụng protein từ thực vật để thay thế.
Carbohydrate phức hợp
Carbohydrate phức hợp là thực phẩm giàu carbohydrate ở dạng tự nhiên giúp não giải phóng serotonin. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng. Trong khi tất cả các loại carbohydrate giúp cơ thể giải phóng serotonin, thì các loại carbs phức hợp cũng chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, do đó giúp giải phóng serotonin một cách từ từ.
Acid béo omega 3
Sử dụng chất béo omega-3 có liên quan trực tiếp đến sự cải thiện triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Omega-3 rất quan trọng đối với não bộ của chúng ta. Với những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý đặc biệt là trẻ em, nghiên cứu chỉ ra họ có nồng độ acid béo rất thấp do đó ăn thực phẩm giàu omega 3 mang lại tác động tích cực đối với các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Thực phẩm giàu acid béo omega-3: cá mòi, cá hồi, cá vược, động vật có vỏ ( hàu, tôm), thực phẩm có nguồn gốc thực vật (hạt chia, hạt lanh, quả óc chó và đậu nành)
>>>> Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em theo từng độ tuổi
Những thực phẩm cần tránh
Carbohydrate tinh chế và đường đơn
Carbohydrate tinh chế là thực phẩm đã qua chế biến kém lành mạnh hơn so với dạng ban đầu. Đường là thực phẩm gây tác động tiêu cực nhất đối với trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Các loại carb tinh chế khác như bột mỳ trắng, bánh quy, khoai tây chiên, thực phẩm chế biến sẵn khác.
Những thực phẩm này khiến cơ thể sản xuất serotonin nhưng thiếu chất xơ cần thiết để cơ thể giải phóng serotonin chậm và ổn định. Thay vào đó, carb tinh chế và đường đơn gây ra hiệu ứng tăng đột biến và làm tăng khả năng xuất hiện triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hơn.
Caffeine
Thông thường caffein giúp chúng ta tăng cảm giác tập trung, tuy nhiên với những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý sử dung thực phẩm chứa caffein ( cà phê, trà, nước ngọt có ga, nước tăng lực), đồ uống này có thể làm tăng cảm giác bồn chồn và lo lắng. Thêm vào đó, caffein còn làm giảm hấp thu với các loại thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý.
Phụ gia thực phẩm
Màu thực phẩm đã được chứng minh là gây ra một số hậu quả ở trẻ em, chẳng hạn như làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Cả phẩm màu đỏ và màu vàng đều có thể có những tác động có vấn đề đối với hành vi và thần kinh của trẻ em.
Mặc dù màu thực phẩm nhân tạo (ACF) không được chứng minh là nguyên nhân chính gây ra chứng tăng động giảm chú ý, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng màu thực phẩm nhân tạo có tác động xấu đến hành vi của trẻ, bao gồm cả hành vi của trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý
Thay đổi chế độ ăn không chỉ giúp trẻ cải thiện các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý mà đây còn là một trải nghiệm thú vị đối với trẻ. Hãy chắc chắn cung cấp cho trẻ những món ăn lành mạnh để trẻ không cảm thấy quá khắc nhiệt với chế độ ăn mới và cung cấp cho trẻ càng nhiều những thực phẩm lành mạnh mà trẻ ưa thích càng tốt.
Tham khảo:
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Medical News Today & Verywell Mind