Chế độ ăn của con bạn có đang gây táo bón?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Táo bón ở trẻ em là một vấn đề khó chịu đối với nhiều bậc cha mẹ, nhưng thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp hỗ trợ vấn đề này.

Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ không nhận ra con cái bị táo bón, thay vì nhầm lẫn các triệu chứng của vấn đề về thói quen của trẻ. Và cha mẹ của những trẻ lớn không thường xuyên biết con của họ đi đại điện thường xuyên như thế nào.

Nguyên nhân gây táo bón

Đối với một đứa trẻ bình thường, táo bón thường do sự kết hợp của chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất xơ. Nghĩa là có thể trẻ uống quá nhiều sữa nguyên chất, ăn nhiều chế phẩm từ sữa, và không ăn nhiều trái cây và rau quả.

Cách thay đổi nhanh chóng và dễ dàng vấn đề trên là đổi sang sữa ít béo hoặc sữa đậu nành (miễn trẻ ít nhất 2 tuổi), cả hai thực phẩm này có thể ít gây táo bón hơn sữa nguyên chất .

Cha mẹ cũng nên cố gắng hạn chế lượng sữa của trẻ, khoảng 472ml mỗi ngày và tránh các thực phẩm được cho là gây táo bón gồm có hầu hết các sản phẩm từ sữa, như pho mát, sữa chua, kem. Để nạp đủ lượng canxi cần thiết khi uống ít sữa hơn, các bậc phụ huynh cần tìm nguồn canxi thay thế, chẳng hạn như nước cam có bổ sung canxi.

Nếu trẻ bị táo bón, bố mẹ cũng nên tạm biệt món cà rốt nấu chín, hầu hết các loại thực phẩm giàu chất béo ( khoai tây chiên và thực phẩm chế biến sẵn) và gạo trắng. Mặt khác, bạn nên tăng lượng chất xơ và cám trong chế độ ăn của trẻ bằng cách cho trẻ ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ.

Tăng lượng nước uống của con bạn mỗi ngày, đặc biệt là nước và nước táo, lê và/hoặc nước ép mận.

Phòng ngừa

Thực phẩm và đồ uống thường được dùng để giúp ngăn ngừa táo bón bao gồm trái cây tươi ăn cả vỏ, bao gồm táo, nho, đào, vv (ăn cả vỏ và không nên bóc vỏ trái cây).Nhiều loại trái cây tươi với hàm lượng nước cao cũng có lợi, chẳng hạn như dưa hấu và dưa vàng.

Một gợi ý để lựa chọn thực phẩm:

• Rau sống

• Đậu đỗ

• Nho khô

• Mận

• Thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên cám (bánh mỳ nguyên cám, vv)

• Canh rau

Mẹo điều trị táo bón

Hãy xin lời khuyên từ các bác sĩ nhi khoa của con bạn để được biết cách điều trị hoặc phòng ngừa táo bón ở trẻ em. Trong thời gian chờ đợi, hãy học cách đọc nhãn thực phẩm để chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ.

Cân nhắc sử dụng chất làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng nếu thay đổi chế độ ăn uống không giúp cải thiện tình trạng táo bón của trẻ.

Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện 2 lần/ ngày. Chọn thời gian biểu cố định, chẳng hạn như ngay sau sau khi ngủ dậy, khi nhu động ruột nhiều hơn. Đừng ép trẻ mà nên khuyến khích trẻ cố gắng đi trong vài phút. Tập thể dục thường xuyên đôi khi có thể giúp trẻ đại tiện đều đặn hơn.

Hãy để ý vì có thể táo bón là một tác dụng phụ của bất kỳ loại thuốc mà con bạn phải uống thường xuyên.

Ỉa đùn, khi mà con đại tiện không tự chủ, có thể là một biến chứng của táo bón.

Lưu ý rằng táo bón có thể mất hàng tháng mới đỡ (nếu không lâu hơn), táo bón đôi khi có thể có nguyên nhân là một vấn đề nghiêm trọng hơn cần có một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi khoa thẩm định.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo VeryWell



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY