Gout là một bệnh lý do tổn thương các khớp với những cơn đau đột ngột và xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên một chế độ ăn đúng có thể giúp loại bỏ các triệu chứng này.
Trong cuộc sống hiện nay, Gout là một bệnh rất phổ biến. Bệnh gây ra tình trạng viêm, đau, sưng các khớp dữ dội. Tuy nhiên, bệnh gout có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ ăn uống phù hợp với bệnh và thay đổi lối sống. Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM sẽ giúp bạn tìm hiểu chế độ ăn tốt nhất đối với những người mắc bệnh gout và những thực phẩm cần phải tránh khi mắc bệnh.
Contents
Bệnh Gout là gì?
Bệnh Gout gây viêm ở các khớp nhỏ, hay gặp nhất là khớp bàn ngón chân trái, trong một số trường hợp có thể gây ảnh hưởng đến ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh Gout là do có quá nhiều acid uric trong máu. Khi nồng độ quá cao các tinh thể acid uric sẽ tích tụ trong các khớp, gây ra sưng viêm và đau dữ dội.
Các cơn Gout thường xảy ra vào ban đêm và kéo dài 3-10 ngày. Một số nguyên nhân có thể gây ra bênh gout là do di truyền hoặc chế độ ăn không lành mạnh.
Thức ăn ảnh hưởng đến bệnh Gout như thế nào?
Một chế độ ăn hiệu quả là một chế độ ăn hạn chế các thực phẩm chứa purin, vì khi phân hủy purin sẽ tạo ra acid uric làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn. Một số loại thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng, thịt đỏ, hải sản, bia, rượu. Ngoài ra, những thực phẩm chứa nhiều đường fructose, nước ngọt cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.
Những thực phẩm nào bạn nên tránh khi mắc bệnh Gout
Như đã đề cập ở trên nguyên nhân chính gây ra những cơn đau do Gout là thực phẩm giàu purin, có hàm lượng fructose cao. Vì vậy các thực phẩm bạn cần tránh khi mắc bệnh Gout là:
– Tất cả các loại nội tạng: gan, thận, não, bầu dục …
– Thịt đỏ: thịt bê, thịt nai, thịt bò…
– Cá: Cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá tuyết…
– Các loại hải sản khác: sò điệp, cua, tôm, trứng cá.
– Đồ uống: nước hoa quả đóng hộp, nước ngọt.
– Đường bổ sung: Mật ong, xi-rô ngô.
– Carbohydrate tinh chế: bánh mì trắng, bánh ngọt…
Những thực phẩm nên sử dụng
Chế độ ăn giúp bạn loại bỏ nhiều loại thực phẩm, nhưng vẫn có rất nhiều thực phẩm có hàm lượng purin thấp bạn có thể ăn như:
– Hoa quả: Đặc biệt là quả anh đào có thể giúp giảm nồng độ acid uric và giảm viêm.
– Rau củ: Tất cả các loại rau củ đều tốt với những người bị bệnh Gout, đặc biệt là các loại rau lá xanh đậm.
– Các loại đậu: đậu lăng, đậu nành, đậu đen…
– Các loại hạt: hạt hạnh nhân, hạt óc chó…
– Các sản phẩm từ sữa: Tất cả các loại sữa đều an toàn, nhưng sữa ít béo giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn.
– Trứng
– Các loại đồ uống: Cà phê, trà xanh.
– Dầu gốc thực vật: Dầu oliu, dầu dừa, dầu lanh.
Những thay đổi về lối sống
Giảm cân
Nếu đang bị bệnh gout, việc có cân nặng dư thừa quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các cơn gout. Đó là bởi vì thừa cân có thể gây ra tình trạng kháng insulin. Mà đồng thời kháng insulin làm tăng nồng độ acid uric, gây ra viêm nhiều hơn.
Tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục hàng ngày không những giúp duy trì cân nặng hợp lý mà còn giữ nồng độ acid uric luôn ở mức thấp. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người chạy bộ 8km hàng ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh gout 50%.
Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp cơ thể loại bỏ acid uric dư thừa trong máu và thải qua theo đường nước tiểu. Nếu kết hợp với tập thể dục, thì việc cung cấp đủ nước còn quan trọng hơn vì cơ thể sẽ mất nước qua mồ hôi.
Hạn chế uống rượu
Rượu là nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn gout. Theo một nghiên cứu gồm hơn 720 người cho thấy uống rượu hoặc bia có thể làm tăng nguy cơ bị gout. Nếu sử dụng một đến hai đồ uống mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc đến 36% và 51% nếu sử dụng hai đến bốn loại đồ uống mỗi ngày.
Bổ sung vitamin C
Theo các nghiên cứu, bổ sung vitamin C hàng ngày giúp giảm tình trạng viêm của bệnh Gout bằng cách giúp thận đào thải nhiều acid uric hơn qua nước tiểu, từ đó giảm nồng độ acid uric trong máu.
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
BS. Tùng Duy
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline