Chế độ dinh dưỡng bệnh thận

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Nếu bạn mắc các bệnh về thận, bác sỹ sẽ hướng dẫn một chế độ ăn với protein, natri và kali cụ thể hàng ngày. Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong kiểm soát có thể giúp ngăn ngừa tiến triển bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Bạn sẽ cần một bữa ăn phù hợp với sở thích, lối sống và nhu cầu đặc biệt của bệnh lý. Trong nội dung bài viết, mời bạn cùng tìm hiểu vai trò chế độ dinh dưỡng với các bệnh lý thận.

Protein

Protein giúp xây dựng, sửa chữa và duy trì chức năng mọi tế bào trong cơ thể bạn và protein có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng nếu cần thiết. Khi thận của bạn không hoạt động tốt, thận không thể xử lý nhiều protein. Điều quan trọng là bạn ăn đủ carbohydrate và chất béo trong khẩu phần để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong khi protein ăn vào sẽ được sử dụng để xây dựng và sửa chữa các tế bào cơ thể. Muc tiêu dinh dưỡng sẽ là sự cân bằng giữa protein, carbohydrate và chất béo. Các nguồn protein chính bao gồm thịt, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, đậu và các loại hạt. Bánh mì, ngũ cốc và rau cũng chứa một số protein.

Natri

Natri có thể làm tăng huyết áp và khiến cơ thể bạn giữ nước. Đối với những người mắc bệnh thận, dư thừa natri sẽ khiến chất lỏng có thể tích tụ trong cơ thể ảnh hưởng đến tim và phổi. Khẩu phần ăn của bạn có thể cần giới hạn lượng natri hàng ngày. Bác sĩ dinh dưỡng sẽ hướng dẫn bạn để đạt được số lượng natri mong muốn. Natri được tìm thấy trong muối, mì chính và hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn. Hãy chắc chắn kiểm tra nhãn mác, thành phần dinh dưỡng, hàm lượng natri.

Kali

Giống như natri, kali cũng cần giữ cân bằng trong cơ thể. Nếu thận của bạn không hoạt động tốt, nồng độ kali trong máu có thể tăng. Nồng độ kali cao ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn, vì vậy khẩu phần ăn của bạn có thể được giới hạn kali. Kali được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả, đậu, các loại hạt và thực phẩm từ sữa. Các nhà sản xuất thực phẩm cũng sẽ được yêu cầu đưa hàm lượng kali trong sản phẩm của họ lên nhãn.

Ngoài ra bác sỹ dinh dưỡng cũng sẽ cân bằng thành phần các chất dinh dưỡng khác trong thực đơn. Bao gồm:

  • Tổng lượng calo. Lượng calo rất quan trọng trong việc duy trì cân nặng của bạn trong giới hạn khỏe mạnh.
  • Photpho. Chức năng thận kém có thể khiến nồng độ phốt pho tăng trong máu của bạn. Vì lý do đó, hạn chế phốt pho có thể cần thiết.
  • Canxi. Hàm lượng phốt pho cao trong cơ thể của bạn làm giảm lượng canxi được hấp thu. Khẩu phần ăn cần đảm bảo sự cân bằng hợp lý giữa phốt pho và canxi.
  • Vitamin và khoáng chất (đặc biệt là các vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, sắt và kẽm). Hạn chế một số loại thực phẩm để giảm bớt khối lượng công việc cho thận có thể khiến bạn thiếu một số vitamin và khoáng chất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc,  bác sỹ dinh dưỡng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cũng như xây dựng thực đơn phù hợp với bạn giúp kiểm soát tiến triển bệnh tật.

BS. Nguyễn Thế Võ

Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY