Chế độ dinh dưỡng và bệnh viêm đường tiết niệu

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bạn có thể đã nghe thấy rằng, chế độ dinh dưỡng có thể sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Rất nhiều thông tin khẳng định rằng bạn nên tránh một số loại thực phẩm, đồ uống và nên tăng bổ sung một số loại thực phẩm khác để điều trị và dự phòng bệnh viêm đường tiết niệu tái phát.

Chế độ ăn có thể dự phòng hoặc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu không?

Mặc dù có rất nhiều thông tin khẳng định rằng chế độ ăn có ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh viêm đường tiết niệu nhưng vẫn còn thiếu các bằng chứng ủng hộ các khẳng định này.

Mặc dù một số nghiên cứu khẳng định rằng một số loại đồ uống nhất định và một số yếu tố liên quan đến chế độ ăn có thể sẽ làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu nhưng các nghiên cứu về đề tài này còn rất hạn chế. Trên thực tế, theo kết quả của các nghiên cứu, chế độ ăn uống không được coi là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh viêm đường tiết niệu.

Một số loại thực phẩm, đồ uống làm tăng hoặc giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu?

Một số nghiên cứu gợi ý rằng một số loại thực phẩm nhất định có thể giúp bảo vệ bạn khỏi tình trạng viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, một số loại thực phẩm, đồ uông skhác có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh.

Chế độ ăn dựa trên thực vật.

Một số nghiên cứu chứng minh rằng chế độ ăn chủ yếu là các loại rau, trái cây sẽ làm giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu. Các nghiên cứu này cho rằng, một số loại thực phẩm như thịt gia cầm và thịt lợn sẽ có vai trò giống như “nguồn thức ăn” của các loại vi khuẩn, ví dụ như vi khuẩn E.Coli – nguyên nhân gây ra 65-75% tổng số trường hợp viêm đường tiết niệu. Chế độ ăn dựa trên thực vật sẽ tránh ăn các loại thịt này, khiến vi khuẩn E.Coli không có “nguồn cung cấp” thực phẩm nữa, do vậy, có thể làm giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.

Ngoài ra chế độ ăn dựa trên thực vật còn giúp giảm độ acid của nước tiểu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi nước tiểu giảm độ acid và ở gần mức trung tính hơn sẽ giúp dự phòng sự phát triển của các vi khuẩn có liên quan đến bệnh viêm đường tiết niệu. Thịt đỏ và các loại protein động vật khác khiến nước tiểu của bạn có độ acid cao hơn. Ngược lại, trái cây và rau xanh làm nước tiểu ít độ acid hơn.

Các loại đồ uống có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu

Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa việc thiêu thụ một số loại đồ uống và bệnh viêm đường tiết niệu.

Soda có thể liên quan đến bệnh viêm đường tiết niệu tái phát theo như nghiên cứu năm 1985 trên 225 phụ nữ. Một số nghiên cứu khác chứng minh rằng một số loại đồ uống có thể là chất gây kích thích với bàng quang và làm giảm triệu chứng viêm đường tiết niệu. Giảm uống các loại đồ uống và thực phẩm có chứa chất kích thích như trà, cà phê, đồ uống có cồn, đồ uống có ga, đồ uống có chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm giảm các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Ngược lại một số nghiên cứu cho thấy uống nước ép hoa quả 100%, ví dụ như nước ép quả mọng hoặc thường xuyên tiêu thụ các chế phẩm từ sữa lên men như sữa chua có thể làm giảm nguy cơ tái phát viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, tăng uống nước lọc cũng sẽ làm giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.

Các chất có thể gây kích thích bàng quang

Bị đã bị viêm đường tiết niệu, nên tránh các loại đồ uống có thể gây kích thích bàng quang, ví dụ như cà phê, trà, soda, đồ uống có cồn, đồ uống có chất tạo ngọt nhân tạo như soda ăn kiêng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng một vài loại thực phẩm và đồ uống, bao gồm ớt cay, trà, soda, đồ uống óc cồn, chất tạo ngọt nhân tạo, một số loại trái cây/nước trái cây có thể làm nặng thêm các triệu chứng liên quan đến bàng quang.

Thay đổi lối sống

Ngoài việc thử nghiệm một vài lời khuyên dinh dưỡng ở trên, các thay đổi về lối sống cũng có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm đường tiết niệu.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm đường tiết niệu bao gồm:

  • Tổn thương hệ miễn dịch
  • Thường xuyên quan hệ tình dục trên 4 lần/tuần
  • Thiếu estrogen
  • Các bất thường về mặt giải phẫu của hệ tiết niệu sinh dục
  • Rối loạn bàng quang
  • Có bạn tình mới, sử dụng thuốc diệt tinh trùng làm thay đổi pH của âm đạo
  • Có tiền sử gia đình bị viêm đường tiết niệu hoặc đã từng bị viêm đường tiết niệu khi còn nhỏ.
  • Có nhóm máu không tiết, nghĩa là nhóm máu không tiết ra kháng thể trong các dịch cơ thể như nước mắt, nước bọt, nước tiểu hay sữa mẹ
  • Thay đổi về hệ vi khuẩn của cơ thể

Các yếu tố khác được khẳng định là có thể làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu bao gồm mặc đồ lót quá chật, tắm bồn nước nóng, không đi tiểu sau khi quan hệ và thụt rửa âm đạo, mặc dù vẫn còn thiếu các bằng chứng để ủng hộ các nguyên nhân này.

Mặc dù bạn có thể không thay đổi được các yếu tố này, nhưng nếu bạn thường xuyên bị viêm đường tiết niệu, hãy cố gắng tránh các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được, cũng như thay đổi một vài thói quen ăn uống và lối sống.

Tuy nhiên, nên nhớ rằng chưa có đủ bằng chứng để khẳng định rằng có một loại thực phẩm, đồ uống nào có thể điều trị hoặc dự phòng tình trạng viêm đường tiết niệu. Quan trọng hơn, nếu bạn thường xuyên bị viêm đường tiết niệu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Viêm đường tiết niệu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn huyết do nhiễm khuẩn tiết niệu.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY