Có nên cho trẻ ăn dặm sớm?

11/01/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Ăn dặm chỉ là một trong nhiều bước trong quá trình lớn lên của trẻ hướng tới sự độc lập hơn, vì vậy bố mẹ đừng vội vàng và sốt ruột cho con bắt đầu ăn dặm sớm. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu có nên cho bé ăn dặm sớm hay không trong bài viết dưới đây:

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm? | viamclinic.vn
Có nên cho trẻ ăn dặm sớm hay không?

Việc bổ sung dần thức ăn đặc vào chế độ ăn của bé là một bước chuyển tiếp thú vị cho cả bé và bạn. Ăn dặm chỉ là một trong nhiều bước trong quá trình lớn lên của trẻ hướng tới sự độc lập hơn. Từ 4 đến 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu quan sát và bắt chước thói quen ăn uống của cha mẹ hoặc những người chăm sóc khác — dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng để chuyển sang ăn dặm.

Các chuyên gia nói gì về thời điểm ăn dặm?

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn trong khoảng 6 tháng đầu đời. Trong giai đoạn này sữa mẹ (hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh) có thể cung cấp tất cả lượng calo và chất dinh dưỡng mà bé cần. Sữa mẹ cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng (bao gồm cả sắt) mà trẻ sơ sinh cần trong khoảng 6 tháng đầu đời. Khi chất sắt dự trữ trong gan của em bé khi mang thai đã được sử dụng hết (vào khoảng 6 tháng tuổi), các thực phẩm giàu chất sắt như thịt hoặc ngũ cốc tăng cường chất sắt cần được thêm vào chế độ ăn của em bé.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn có thể tạo ra sự khác biệt. Cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi có thể làm tăng nguy cơ hóc nghẹn và khiến trẻ bú mẹ ít hơn. Cho trẻ ăn thức ăn đặc trước khi trẻ được 4 tháng tuổi sẽ làm tăng nguy cơ tăng cân và béo phì, cả ở giai đoạn nhũ nhi và sau này trong quá trình phát triển của trẻ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong số những trẻ sơ sinh chưa bao giờ được bú mẹ (hoặc ngừng bú mẹ trước bốn tháng tuổi), việc cho trẻ ăn dặm trước bốn tháng tuổi có liên quan đến việc tăng gấp sáu lần tỷ lệ béo phì khi 3 tuổi. Trước đây, các chuyên gia đã lập luận rằng trẻ bú sữa công thức trải qua “sự phát triển sớm nhanh chóng” (trẻ bú sữa công thức có xu hướng tăng cân nhanh hơn ngay từ đầu so với trẻ bú mẹ). Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng sớm không giải thích được nguy cơ béo phì gia tăng ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.

Nhưng cho trẻ ăn dặm quá muộn có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị dị ứng. Một nghiên cứu cho thấy rằng việc cho trẻ ăn thức ăn đặc muộn (sau 7 tháng tuổi) thực sự có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm. 

6 tháng tuổi là thời gian lý tưởng để bắt đầu ăn dặm

Thời điểm khuyến nghị ăn dặm đúng là khi trẻ được 6 tháng tuổi (đủ 180 ngày), ăn dặm (bột, cháo) sớm là cho ăn trước thời gian. Ăn sữa bò thay thế sữa mẹ không phải là ăn dặm.

Tại sao phải 6 tháng mới cho ăn dặm? Vì một số lý do sau:

  • Trong 6 tháng sữa mẹ hoàn toàn cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ phát triển tốt, cần tận dụng sữa mẹ- vì sữa mẹ có rất nhiều ưu điểm mà các loại sữa khác không có được.
  • Từ 6 tháng trở đi, sữa mẹ không còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ, do vậy cần đưa thêm thức ăn khác;
  • Từ hệ tiêu hóa của trẻ mới phát triển và có đủ các men tiêu hóa để tiêu hóa chất bột, cho ăn bột sớm quá trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau, dễ bị còi xương, chậm phát triển chiều cao. Một số trẻ ăn bột sớm có vè mập béo hơn trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn do năng lượng được bổ sung thêm, nhưng thường bị thiếu chất khoáng và protein…
6 tháng tuổi là lý tưởng để bắt đầu ăn dặm | viamclinic.vn
Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm nên được quyết định dựa trên tuổi của trẻ và tham khảo ý kiến với bác sĩ nhi khoa.

Dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

Khoảng 6 tháng cũng là lúc hầu hết trẻ sơ sinh có dấu hiệu cho thấy chúng đã sẵn sàng để làm quen với thức ăn đặc và cha mẹ có thể quan sát thấy các dấu hiệu này từ trẻ:

  • Trẻ tỏ ra thích thú với thức ăn mà người khác đang ăn.
  • Trẻ có thể tự ngồi dậy và không cần có sự hỗ trợ nào.
  • Đầu của trẻ tự ngẩng được.
  • Trẻ có xu hướng thích đưa thức ăn vào miệng.
  • Trẻ giữ lưỡi trong miệng và chấp nhận thìa.
  • Trẻ ngậm thức ăn trong miệng và nuốt thay vì dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài.
  • Trẻ biết phản ứng khi thấy no bằng cách quay đầu đi hoặc không chịu mở miệng.

Nếu trẻ không cố gắng lấy thức ăn và tự ăn hoặc phản ứng tiêu cực khi thìa chạm vào môi, có thể bé đang nói với bạn rằng trẻ chưa sẵn sàng để ăn thức ăn đặc. Và khi đó cha mẹ cần cân nhắc thử một loại thức ăn khác. Nếu trẻ vẫn từ chối, hãy đợi vài ngày và thử lại cho trẻ tập ăn lại.

Xem thêm thông tin tại video:

@bacsiviam

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm? #viamclinic #bacsiviam #learnontiktok #suckhoe247♥️ #andam

♬ Very cute melody by marimba tone(39813) – Mitsu Sound

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939/ 024.3633.5678

BS. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Baby Gooroo & Verywell Family



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY