Dấu hiệu và triệu chứng thiếu magie bạn nên biết

08/12/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Magie đóng vai trò quan trọng trong sự vận hành của cơ thể. Nhưng đôi khi bạn có thể không nhận đủ chất và việc magie bị thiếu hụt hoặc ở mức thấp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn.

Dấu hiệu và triệu chứng thiếu magie

Hậu quả của việc thiếu magie

Tình trạng thiếu magie đầu tiên biểu hiện bằng chứng chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi và suy nhược. Thiếu magie có thể gây tê và ngứa ran, chuột rút, nhịp tim bất thường và thậm chí thay đổi tâm trạng. Thiếu hụt magie nghiêm trọng có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải, làm giảm lượng canxi hoặc kali.

Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu magie

Đau đầu và đau nửa đầu

Magie có thể đóng  vai trò dẫn truyền thần kinh giúp kiểm soát hoặc ngăn chặn cơn đau.

Chuột rút khi tập thể dục

Vì magie là chất điện giải cần thiết cho hoạt động của cơ nên bạn có thể nhận thấy mình thường xuyên bị chuột rút khi tập thể dục.

Hội chứng chân không yên (RLS) hoặc co thắt cơ vào ban đêm

Magie giúp thư giãn cơ bắp, làm giảm cảm giác co giật không kiểm soát được hoặc cử động chân khi bạn nghỉ ngơi.

Lo lắng hoăc trầm cảm

Một số chất dẫn truyền thần kinh cần có magie để hoạt động bình thường. Các chất dẫn truyền thần kinh mất cân bằng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần như lo lắng và trầm cảm.

Táo bón

Magie hỗ trợ chức năng cơ bắp ở thành đại tràng, kích thích nhu động ruột và giảm táo bón.

Mệt mỏi

Magie góp phần tổng hợp adenosine triphosphate, được sản xuất trong ty thể, hoặc nhà máy năng lượng của tế bào.

Nguyên nhân gây thiếu magie

Một số bệnh như tiểu đường loại 2 và các bệnh về đường tiêu hóa như Crohn hoặc bệnh không dung nạp gluten, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ magie hoặc tăng tốc độ đào thải magie ra khỏi cơ thể, do đó khiến những người mắc bệnh có nguy cơ bị thiếu hụt. Tuy nhiên, Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ tình trạng thiếu magie thực sự ở người khỏe mạnh là rất nguy hiểm.

Một số nghiên cứu cho rằng đại đa số mọi người trong xã hội hiện đại có nguy cơ bị thiếu hụt magie do bệnh mạn tính, thuốc men (ảnh hưởng đến mức magie), chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn (không chứa đủ chất dinh dưỡng như magie) và mức độ cạn kiệt magie trong đất do canh tác hiện đại. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều không được chẩn đoán. Các loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ thiếu magie bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc kháng axit và thuốc tránh thai.

Kiểm tra lượng magie trong cơ thể

Thông thường, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu trong huyết thanh nếu họ lo ngại về mức magie của bạn. Tuy nhiên, mức độ magie trong máu của bạn sẽ vẫn ở mức bình thường cho đến khi bạn thực sự bị thiếu hụt, điều này có thể gây nguy hiểm cho bạn. Bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ magie có trong các tế bào hồng cầu (RBC).

Hai phương pháp xét nghiệm này là khác nhau. Nghiên cứu trước đây lưu ý rằng hồng cầu được sử dụng vì chúng thường có hàm lượng magie cao hơn so với huyết thanh, khiến chúng trở thành một chất đánh dấu có khả năng được ưu tiên hơn. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu để xác định độ tin cậy của thử nghiệm này.

Nếu bạn lo ngại rằng mình có thể thiếu magie, hãy nói chuyện với bác sĩ. Dựa trên kết quả kiểm tra, bạn có thể được khuyên nên bổ sung các thực phẩm giàu magie hơn như các loại hạt, hạt bí, rau bina. Đàn ông khỏe mạnh nên tiêu thụ đủ từ 400 – 420 mg,  phụ nữ tiêu thụ từ 310 – 320 mg.

Trong trường hợp bạn phải bổ sung, bạn nên dùng liều khoảng 200 – 300 mg và trong một số trường hợp có thể lên tới 400 mg. Vì magie là khoáng chất hòa tan trong nước nên ít có nguy cơ bị ngộ độc nhưng dùng quá nhiều có thể khiến bạn bị tiêu chảy. Điều quan trọng là phải chọn chất bổ sung magie chất lượng cao. Hãy tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ để không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS. Mai Hương – Viện Y học ứng dụng Việt Nam



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY